Bóng đá luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của hàng trăm triệu người hâm mộ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu bạn là một fan hâm mộ bóng đá Việt Nam cuồng nhiệt, yêu thích các giải đấu bóng đá khu vực Đông Nam Á hay châu Á thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ giải đấu AFF Cup nổi tiếng. Vậy AFF Cup là gì? Trong bài viết này Bongdalu123.com sẽ gửi tới bạn những thông tin chi tiết nhất về giải bóng đá hấp dẫn, một trong những biểu tượng văn hóa thể thao của khu vực Đông Nam Á nhé.
AFF Cup là gì?
AFF Cup là gì là câu hỏi mà nhiều người chưa biết đến giải đấu hấp dẫn nhất Đông Nam Á thường đặt câu hỏi. AFF Cup chính là tên gọi viết tắt của ASEAN Football Federation Championship hay còn gọi là Cúp bóng đá Đông Nam Á. Giải đấu bóng đá AFF Cup là giải bóng đá quốc tế được tổ chức và điều hành bởi Liên đoàn bóng đá các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN Football Federation.
AFF Cup có tất cả bao nhiêu đội bóng tham dự?
AFF Cup là giải đấu có sự tham gia của các đội tuyển quốc gia đến từ 10 quốc gia thành viên của AFF. 10 quốc gia này bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Singapore.
Trước đây, giải bóng đá AFF Cup chỉ được tổ chức với sự góp mặt quả 8 đội bóng mạnh nhất của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, kể từ mùa giải AFF Suzuki Cup 2018 thì thể thức thi đấu của AFF Cup đã được thay đổi hoàn toàn, đồng thời số đội bóng tham dự giải đấu cũng được tăng lên con số 10 đội.
AFF Cup được tổ chức vào thời gian nào?
AFF Cup được tổ chức cách năm, cứ 2 năm sẽ tổ chức một lần. Thông thường giải đấu sẽ được tổ chức vào năm chẵn, trừ hai mùa giải đặc biệt tổ chức vào năm lẻ là năm 2007 do trung với thời điểm diễn ra Đại hội Thể thao châu Á (2006), và năm 2020 hoãn sang năm 2021 do tác động của đại dịch COVID19.
Kể từ năm 2007, giải đấu AFF Cup chính thức được đổi tên mới thành AFF Suzuki Cup do nhà tài trợ chính của giải đấu là thương hiệu sản xuất ô tô đình đám Suzuki. Thời gian diễn ra giải đấu AFF Cup sẽ là tháng 12 và tháng 1 của năm chẵn. Và tùy theo lịch thi đấu và số lượng các đội bóng tham dự mùa giải mà ban tổ chức sẽ ấn định thời gian thi đấu cụ thể.
Lịch sử hình thành giải đấu danh giá AFF Cup
Giải đấu bóng đá AFF Cup được xem là biểu tượng thể thao và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Đây đồng thời cũng là giải đấu có lịch sử thi đấu lâu đời và là sự kiện thể thao quan trọng, có tầm ảnh hưởng nhất của khu vực.
Được biết từ những năm 1980 đã có một số ý kiến cho rằng khu vực Đông Nam Á cần có một giải đấu giữa các đội tuyển bóng đá nam của các quốc gia nằm trong khu vực. Mãi cho đến năm 1996 ý tưởng này được hiện thực hóa và giải AFF Cup chính thức được thành lập và ra đời với tên gọi ban đầu là Tiger Cup.
Theo đó, năm 1984 đánh dấu sự kiện quan trọng là thành lập Liên đoàn bóng đá các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN Football Federation - AFF). Sứ mệnh của tổ chức đó chính là thúc đẩy và phát triển nền bóng đá của khu vực Đông Nam Á. Người đưa ra ý tưởng sáng lập giải đấu AFF Cup chính là ông Khin Maung Lwin thuộc Liên đoàn bóng đá Myanmar (Myanmar Football Federation).
Ông đã đưa ra ý tưởng thành lập một giải bóng đá riêng, tách biệt hoàn toàn so với giải bóng đá SEA Games nhằm thúc đầy sự phát triển của nền bóng đá khu vực. Ý tưởng này đã được các quốc gia tán thưởng và kết quả là sự ra đời của Tiger Cup vào năm 1996.
Giải đấu AFF Cup đầu tiên được diễn ra tại Singapore và có 9 quốc gia trong liên đoàn tham gia thi đấu, bao gồm: Thái Lan, Brunei, Singapore, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Myanmar, Philippines, Lào. Ở mùa giải đó đội tuyển quốc gia Thái Lan đã xuất sắc giành được chức vô địch đầu tiên sau khi vượt qua Indonesia với tỷ số 2-0 trong trận Chung kết.
Ngay sau mùa giải đầu tiên, AFF Cup đã chứng minh vị thế và sức hút của mình, giải đấu cũng nhanh chóng vươn mình trở thành sự kiện bóng đá hấp dẫn và quan trọng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, giải bóng đá AFF Cup vẫn thể hiện được sức hấp dẫn của mình khi có sự tham dự của một loạt các đội tuyển mạnh nhất của Liên đoàn, đồng thời có tới hàng triệu fan hâm mộ theo dõi giải đấu.
Thể thức thi đấu của AFF Cup là gì?
Giải bóng đá AFF Cup có thể thức thi đấu theo dạng đấu loại trực tiếp, trong đó 10 đội tham gia vào mùa giải sẽ được chia thành 2 bảng đấu khác nhau với 5 đội ở mỗi bảng. Các đội thuộc hai bảng đấu sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm một lượt trận, sau đó lựa chọn ra 2 đội mạnh nhất của mỗi bảng đấu sẽ lọt vào vòng bán kết.
Kể từ từ vòng bán kết, các đội sẽ tiến hành thi đấu theo thể thức gồm lượt đi và lượt về, đội bóng giành chiến thắng chung cuộc sau hai lượt trận sẽ giành quyền chơi ở trận Chung kết. Ở vòng Chung kết hai đội bóng cũng sẽ thi đấu theo thể thức gồm hai lượt trận là một lượt đi và một lượt về. Chung cuộc, đội bóng nào có được tổng tỷ số cao nhất sẽ trở thành nhà vô địch của giải đấu.
Theo quy tắc lựa chọn đội bóng tham gia giải bóng đá AFF Cup, 9 đội bóng trong liên đoàn có thứ hạng xếp hạng cao nhất trên bảng xếp hạng FIFA sẽ nhận được tấm vé lọt thẳng vào vòng bảng của giải đấu. Hai đội bóng ở thứ hạng số 10 và 11 sẽ đá một trận play-off nhằm cạnh tranh tấm vé cuối cùng tham dự mùa giải.
Các nhà vô địch AFF Cup qua các mùa giải
Kể từ khi giải đấu ra đời cho đến nay đã từng có 4 đội bóng giành được chức vô địch AFF Cup qua các năm khác nhau, bao gồm:
- Thái Lan: 7 lần lên ngôi vô địch, lần lượt vào các năm 1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020 và năm 2022.
- Singapore: 4 lần lên ngôi vô địch vào các năm 1998, 2004, 2007 và 2012.
- Việt Nam: 2 lần vô địch vào các năm 2008 và 2018.
- Malaysia: Vô địch năm 2010.
Cho đến nay Thái Lan vẫn là một trong những ứng cử viên sáng giá hàng đầu cho chức vô địch. Bên cạnh đó, Thái Lan và Việt Nam cũng là cặp kỳ phùng địch thủ tại AFF Cup, các trận đấu có sự góp mặt của hai đội bóng này luôn được đông đảo người hâm mộ quan tâm và theo dõi.
Những câu hỏi thường gặp về AFF Cup
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến được rất nhiều người quan tâm về giải bóng đá AFF Cup.
Đội bóng chủ nhà của AFF là đội bóng nào?
Hiện nay các đội bóng chủ nhà của giải bóng đá AFF Cup sẽ được thay đổi qua mỗi mùa giải. Bất kỳ quốc gia thành viên nào thuộc Hiệp hội bóng đá Đông Nam Á (AFF) cũng đều có cơ hội trở thành chủ nhà để đăng cai tổ chức giải đấu. Hiện nay, Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á có lịch sử tổ chức giải đấu nhiều lần nhất.
AFF Cup có phải là giải đấu chính thức thuộc FIFA hay không?
AFF Cup trên thực tế không phải là giải đấu chính thức thuộc FIFA. Thay vào đó giải đấu này chỉ thuộc Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) và do AFF tổ chức, không nằm trong hệ thống thi đấu của FIFA.
Để một giải đấu bất kỳ được công nhận trở thành giải đấu chính thức của FIFA thì giải đấu đó phải đáp ứng các tiêu chí dưới đây:
- Giải đấu được đăng cai tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá thành viên bất kỳ của FIFA.
- Giải đấu phải đáp ứng đầy đủ các quy định của FIFA.
- Kết quả của giải đấu sẽ được tính vào bảng xếp hạng FIFA.
Hiện tại giải bóng đá AFF Cup đều không đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên, chính vì thế giải bóng đá AFF Cup không được công nhận là giải đấu của FIFA.
AFF Cup có tính điểm cho FIFA hay không?
Mặc dù không phải là giải đấu trực thuộc FIFA nhưng giải bóng đá AFF Cup lại có tính điểm cho FIFA. Theo đó, kể từ giải đấu AFF Cup 2016 giải đấu này dã được FIFA chính thức công nhận là giải giao hữu chính thức với các trận đấu quốc tế thuộc hạng A, các trận đấu này đều tính điểm trên bảng xếp hạng FIFA, tuy nhiên do là giải đấu có quy mô nhỏ nên hệ số của giải đấu chỉ được tính là 5 (trong khi đó với những trận đấu giao hữu thuộc FIFA Days thì có hệ số tính điểm là 10).
Ở giai đoạn trước đó, giải đấu AFF Cup không được tính điểm trên bảng xếp hạng FIFA. Việc Liên đoàn bóng đá thế giới công nhận tính điểm cho giải bóng đá AFF Cup phần nào giúp cho giải đấu này ngày một hấp dẫn, gia tăng sức cạnh tranh trong giải, đồng thời các đội bóng tại khu vực Đông Nam Á cũng có thêm động lực thi đấu nhằm cải thiện thứ hạng của mình trên bảng xếp hạng FIFA.
Giải đấu bóng đá AFF Cup có được phát sóng trực tiếp trên truyền hình hay không?
Câu trả lời là có. Kể từ khi thành lập đến nay, mỗi mùa giải AFF Cup đều thu hút một lượng lớn người hâm mộ quan tâm và theo dõi, đồng thời nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng tường thuật trực tiếp miễn phí giải đấu. Tại Việt Nam, giải bóng đá AFF Cup thường xuyên được phát sóng tại các kênh VTV5, VTV6, VTV9 hay VTVCab 15, hoặc các ứng dụng xem bóng đá như FPT Play. Tại những quốc gia không thuộc khu vực Đông Nam Á, giair đấu cũng đều được phát sóng tại các kênh sóng truyền hình của địa phương.
Mặc dù là giải đấu thuộc riêng khu vực Đông Nam Á thế nhưng sức hấp dẫn của AFF là không thể phủ nhận khi ngay cả người hâm mộ bóng đá tại Hàn Quốc cũng thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin về giải đấu. Được biết kênh truyền hình nổi tiếng là SBS của Hàn Quốc đã mua bản quyền phát sóng AFF Cup trên lãnh thổ Hàn Quốc. Tuy nhiên, đài SBS hiện chỉ mua bản quyền phát sóng các trận đấu có sự góp mặt của các đội bóng như Indonesia, Malaysia hay Việt Nam bởi ba đội bóng này có sự dẫn dắt của huấn luyện viên người Hàn Quốc.
Các cầu thủ tham dự AFF Cup có bị giới hạn độ tuổi hay không?
Hiện nay các cầu thủ tham gia giải đấu AFF Cup không bị giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, tùy từng quốc gia khác nhau mà sẽ có sự khác biệt về tuổi tác của các cầu thủ trong đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng tùy từng mùa giải mà AFF sẽ có quy định riêng về độ tuổi của các cầu thủ tham gia giải đấu.
Các đội bóng thi đấu tại AFF Cup được đăng ký bao nhiêu cầu thủ?
Theo quy định của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á, các đội bóng thành viên của giải đấu sẽ được đăng ký tối đa 23 cầu thủ mỗi mùa giải, trong đó chỉ có tối đa 3 cầu thủ được phép trên 23 tuổi. Bên cạnh đó, mỗi đội bóng tham gia giải đấu có thể thay thế tối đa 10 cầu thủ khác nhau và những cầu thủ này sẽ không được phép đăng ký thi đấu trở lại nữa.
Mua vé xem AFF Cup như thế nào?
Ở các mùa giải, vé xem AFF Cup thường được bán trực tuyến hoặc bán thẳng tại những địa điểm bán vé chính thức tại quốc gia đăng cai. Người hâm mộ có nhu cầu mua vé xem AFF Cup có thể truy cập vào website của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á AFF để đặt mua hoặc trang web của nhà tài trợ chính thức cho giải đấu.
Bên cạnh đó, người hâm mộ cũng có thể đến những địa điểm sân vận động nơi diễn ra các trận đấu để mua vé trực tiếp. Và để biết được những địa điểm bán vé thì bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Liên đoàn bóng đá của nước chủ nhà đăng cai giải đấu để tìm hiểu.
Vì sao Australia không tham dự AFF Cup?
Liên đoàn bóng đá Australia chính thức gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) kể từ năm 2007, và từ đó liên đoàn bóng đá này đã có quyền tham dự tất cả các giải đấu thuộc khu vực châu Á.
Tuy nhiên cho đến nay, Australia vẫn chưa từng tham gia bất kỳ giải đấu AFF Cup nào do trình độ của nền bóng đá quốc gia này quá chênh lệch với các nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Cũng theo thống kê, các đội tuyển bóng đá tại khu vực Đông Nam Á có trình độ chuyên môn thấp hơn nhiều so với Australia, trong đó thấp nhất là Lào với thứ hạng 123 trên bảng xếp hạng FIFA.
Tuy nhiên, theo thời gian bóng đá Đông Nam Á dần phát triển nhưng vào kỳ AFF Cup 2020 Liên đoàn bóng đá Australia ngỏ ý muốn tham dự nhưng đã bị từ chối.
Lời kết
AFF Cup là gì chắc hẳn quý bạn đọc thông qua nội dung của bài viết này đã có được cho mình câu trả lời chi tiết nhất rồi. Nhìn chung giải đấu AFF Cup với sức hấp dẫn và bề dày lịch sử của mình là biểu tượng đẹp đẽ cho nền bóng đá Đông Nam Á. Với sức hấp dẫn của mình, chắc chắn AFF Cup là giải đấu mà người hâm mộ không thể bỏ qua.