Bóng chuyền là một môn thể thao được rất nhiều người yêu thích. Chơi bóng chuyền không chỉ nâng cao được sức khỏe cho bản thân mà đây còn là môn thể thao đề cao tính tập thể. Vậy bạn đã biết gì về môn thể thao này? Kỹ thuật chơi bóng chuyền như thế nào? Cùng Bongdalu123.net tìm hiểu nội dung bài viết, các bạn sẽ có được câu trả lời hoàn chỉnh. 

Giới thiệu môn bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao được thi đấu Olympic nên chắc chắn sẽ có rất nhiều người biết đến trò chơi này. Mỗi 1 trận đấu sẽ có 2 đội tham gia và được ngăn cách bởi 1 tấm lưới. Khi thi đấu, mỗi đội sẽ cố gắng ghi điểm bằng cách đưa trái bóng chạm được phần sân đối thủ. 

Giới thiệu môn bóng chuyền
Giới thiệu môn bóng chuyền

Bộ luật thi đấu bóng chuyền được quy định bởi FIVB. Đây là cụm từ viết tắt của liên đoàn bóng chuyền thế giới. Bộ môn thể thao này được tạo ra bởi William G.Morgan vào ngày 9/2/1895, với tên gọi đầu tiên là “Mintonette”. William G.Morgan là 1 giáo viên thể chất của YMCA . 

Chỉ sau 1 lần quan sát trận đấu tại trường quốc tế đào tạo YMCA vào năm 1896, Alfred Halstead đã đánh giá rất cao về tính “volleying nature” của trò chơi này. Trò chơi đã nhanh chóng được biết đến và lan tỏa với tên gọi là “volleyball” – có nghĩa là bóng chuyền

Môn bóng chuyền hiện nay được chia làm 3 loại đó là: bóng chuyền da trong nhà, bóng chuyền bãi biển và bóng chuyền hơi. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả vẫn là bóng chuyền bãi biển và bóng chuyền da trong nhà. Cả 2 bộ môn này đều được thi đấu tại các kỳ thế vận hội lớn trên thế giới. 

5 lợi ích sức khỏe khi chơi bóng chuyền

Chơi bóng chuyền mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Một trong những lợi ích cần phải nói đến đó chính là:

Cải thiện sức khỏe hô hấp và tim mạch

Có thể khẳng định rằng, chơi bóng chuyền rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là tốt cho hệ hô hấp và tim mạch. Bởi khi chơi môn thể thao này, người chơi phải di chuyển nhiều và nhanh nên máu được lưu thông, làm tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp và tim mạch. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc 1 số bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn, hệ hô hấp. 

Bóng chuyền giúp cải thiện sức khỏe hô hấp và tim mạch
Bóng chuyền giúp cải thiện sức khỏe hô hấp và tim mạch

Gia tăng khả năng tư duy chiến thuật

Trong quá trình thi đấu, người chơi phải di chuyển nhanh nên đòi hỏi phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chân, tay, mắt. Chính vì thế mà não bộ sẽ hoạt động liên tục. Đồng thời, phải đưa ra được một chiến thuật phù hợp và có những đường chuyền chất lượng nhất. 

Một trong những chiến thuật quan trọng khi chơi bóng chuyền đó là sự chính xác về thời gian, chọn vị trí và lực tay phù hợp. Còn phòng thủ thì mắt luôn luôn hướng về quả bóng và có phản xạ nhanh để có được những đối sách phù hợp. 

Giảm căng thẳng, stress hiệu quả

Chơi bóng chuyền giúp não bộ tăng sản sinh ra các “hormon vui vẻ” khi thi đấu. Cụ thể là: endorphin, serotonin, dopamine và tryptophan. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm hormone epinephrine và cortisol. 

Đây là hai loại hormone gây căng thẳng cho con người và khiến nhiều người bị trầm cảm. Có thể nói rằng tập luyện thể dục thể thao là giải pháp an toàn giúp chúng ta giảm căng thẳng và stress hiệu quả. 

Gia tăng sự giao tiếp trong đội, nhóm

Như chúng ta đã biết, bóng chuyền là một môn thể thao mang tính chất tập thể cao. Giúp cho nhiều người xây dựng được các mối quan hệ tốt trong xã hội. Chơi bóng chuyền muốn đạt được thành tích cao, đòi hỏi phải thắt chặt tinh thần đoàn kết và sự ăn ý của các thành viên trong đội. 

Rèn luyện sức bền

Để có thể chơi tốt, chơi lâu đòi hỏi mỗi người phải có sức mạnh, tốc độ và sức bền. Vấn đề này không thể cải thiện được trong ngày 1 ngày 2 mà phải trải qua thời gian khổ luyện mới có thể đạt được. 

Hướng dẫn tập bóng chuyền đúng cách nâng cao sức khỏe

Kỹ thuật tập bóng chuyền là một trong những yếu tố cơ bản nhất mà người chơi cần phải nắm được trước khi thi đấu. Vậy kỹ thuật đó là gì?

Tập chuyền bóng thấp tay

Đây là kỹ thuật chuyền bóng có sự kết hợp giữa bàn tay và cẳng tay để chuyền bóng cho đồng đội hoặc đỡ các đường bóng của đối thủ. Kỹ thuật này thường áp dụng cho trường hợp chuyền bóng, phòng thủ, đỡ đập bóng và cứu bóng. Cách thực hiện các động tác chuyền bóng thấp tay đó là:

  • Giữ cơ thể ở tư thế trung bình thấp, hai tay co 1 cách tự nhiên, hai chân được dang rộng bằng vai, mắt sẽ quan sát bóng và giữ thân ở tư thế hơi gập.
  • Xác định chính xác được điểm rơi của bóng rồi đưa hai tay ra đỡ bóng. Hai tay nắm lại, duỗi thẳng và được đặt chéo lên nhau, hai ngón cái đặt song song và kề nhau.
Tập chuyền bóng thấp tay
Tập chuyền bóng thấp tay
  • Khi bóng ở tư thế ngang hông, thực hiện thao tác đỡ bóng khi chúng cách người là 1 cánh tay. Lúc này, chân sẽ dậm đất, duỗi khớp gối, nâng tay  cao, nâng trọng tâm cơ thể. Hai tay sẽ di chuyển từ phía dưới lên rồi đỡ bóng bằng phần giữa của cẳng tay. Khi bóng được tiếp xúc với tay thì gập hai bàn tay xuống để tạo độ phẳng cho cẳng tay. Kết hợp với đó là động tác hóp bụng, giữ chắc bả vai và khớp khuỷu. 

Tập chuyền bóng cao tay

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay chính là động tác búng bóng. Đây chính là bước chạm thứ 2 của cả đội khi nhận được bóng từ đối thủ. Động tác này yêu cầu người chơi phải điều chỉnh được hướng bóng để đồng đội dễ dàng tấn công. Cách thực hiện động tác như sau:

  • Khi đã ở vị trí sẵn sàng, hai tay đưa lên phía trước, thân người hơi ngả ra sau, tiếp xúc với bóng bằng các đầu ngón tay. 
  • Khi đỡ bóng, dùng sức của 10 ngón tay, trong đó quan trọng nhất là ngón đeo nhẫn còn những ngón còn lại sẽ giữ vai trò hỗ trợ lực. Lực chuyền bóng chủ yếu xuất phát từ ngón trỏ, ngón áp út và ngón giữa. Còn ngón cái có nhiệm vụ điều hướng.

Tập phát bóng 

Kỹ thuật phát bóng chuyền cũng là 1 kỹ thuật cơ bản mà người nào cũng phải nắm được. Đây là kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định cho khả năng ghi điểm của đội bóng. Kỹ thuật phát bóng chuyền chia làm 2 loại chính, đó là:

Kỹ thuật phát bóng thấp tay

  • Tư thế chuẩn bị: Đứng tư thế thẳng, chân trái đặt phía trước, mũi chân phải vuông góc với đường biên và hướng về phía lưới. Chân phải ở phía sau, cách chân trái 1 bước chân. Phần đầu gối hơi khuỵu xuống, dồn trọng tâm về phía sau. Tay trái phải đỡ lấy bóng, tay phải duỗi thẳng về phía sau, mắt nhìn về phía trước. 
Tập phát bóng
Tập phát bóng
  • Tung bóng: Tay trái cầm bóng và hạ thấp xuống, tay phải hạ thấp. Tay trái tung bóng lên cao, kết hợp duỗi khớp gối, tay phải chuyển động ra sau. Lòng bàn tay hướng xuống đất. 
  • Phát bóng: Tay phải di chuyển từ sau ra trước rồi đánh vào quả bóng. Tay trái chuyển động xuống dưới, vung phần thân người sang hướng chân trái, người lao về phía trước để có thể đánh bóng mạnh hơn.

Kỹ thuật phát bóng cao tay

  • Tư thế chuẩn bị: Quay mặt về phía đối thủ, chân trái đưa lên trước và vuông góc với đường biên ngang. Chân phải ở sau chân trái và cách nửa bước chân.  Trọng lượng cơ thể được dồn cả vào 2 chân, còn tay trái cầm bóng.
  • Tung bóng: Tay trái nâng lên ngang tầm mặt rồi tung bóng lên phía trước nhưng sẽ chếch sang phải 1 chút. Bóng cao hơn đầu khoảng 80 - 100cm. Gối hơi khuỵu xuống, hạ thấp trọng tâm, vương thẳng 2 chân kết hợp với động tác tung bóng.
  • Vung tay đánh bóng: Tay trái khi tung bóng lên cao thì tay phải co lại và chuyển động từ trước, lên cao và ra sau, phần thân phía trên hơi ngả ra phía sau, mắt nhìn bóng. Khi bóng đã rơi ngang tầm cánh tay thì đánh mạnh vào phía sau quả bóng, bàn tay mở, còn các ngón tay sẽ chụm lại 1 cách tự nhiên.

Tập đập bóng

Đập bóng chuyền là 1 kỹ thuật tấn công quan trọng khi thi đấu. Để có thể dành được nhiều điểm số, đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật tốt. Kỹ thuật cần tuân thủ đó là:

  • Tư thế chuẩn bị: Người đứng cách lưới khoảng 2 đến 3m, nên dịch chuyển nhẹ nhàng tại chỗ và để sẵn sàng thực hiện bước nhảy cũng như góc chạy lấy đà. Đầu gối sẽ hơi khuỵu xuống, mắt hướng về người chuyền bóng, thân người hơi ngả về phía trước.
Tập đập bóng chuyền
Tập đập bóng chuyền
  • Lấy đà: Để có được 1 cú đập chất lượng, các bạn cần chuẩn bị tốt bước lấy đà. Cụ thể, người chơi phải điều chỉnh góc độ lấy đà sao cho phù hợp với khả năng của mình. Với những người đã đập quen thì sẽ dễ dàng chọn được góc lớn hơn và thẳng với lưới. 
  • Giậm nhảy: Quá trình chuyển từ lấy đà sang giậm nhảy phải được diễn ra liên tục. Cụ thể, gót chân ở bước cuối cùng chạm đất, người đập phải giữ hai chân ngang nhau, thân được ngả về trước, đầu gối khuỵu xuống dưới. Lực sẽ được chuyển từ gót chân sang mũi chân rồi bật nhảy. Để có thể bật cao, người chơi cần phải kết hợp hài hòa giữa sức bật ở đầu gối với khớp hông cũng như sức của cổ chân. 
  • Nhảy và đập bóng chuyền: Khi thân người đã bật được lên vị trí cao nhất thì đầu hơi ngửa về sau và nghiêng về phía tay đập bóng, chân gập tự nhiên. Tay đập bóng giữ cẳng tay thẳng, cổ tay hơi gập rồi đập bóng. Lưu ý, khi đập, giữ thân người vươn thẳng, hai chân duỗi phía trước. Căn chỉnh độ cao đập bóng rơi từ 10 – 15cm và hơi chếch về phía trước. 

Tập chặn bóng

Kỹ thuật chặn bóng chuyền được gọi là kỹ thuật phòng thủ. Động tác này thường được dùng với 2 mục đích đó là: làm giảm sức uy hiếp của đối thủ và tạo điều kiện để đồng đội phản công và ghi điểm. Kỹ thuật được thực hiện như sau:

  • Tư thế chuẩn bị: Khi phát bóng xong, bạn cần phải di chuyển nhanh đến sát lưới để chắn bóng. Khoảng cách để chắn bóng thường từ 25 đến 35cm so với lưới. Người chắn bóng phải chọn vị trí tốt và phải di chuyển dọc theo lưới,   đối diện với hướng đập bóng của đối phương. 
Tập chặn bóng
Tập chặn bóng
  • Nhảy và chắn bóng chuyền: Cần phải xác định được thời gian để giậm nhảy. Nếu đường bóng cao thì chúng ta phải nhảy chậm và ngược lại. Có thể đứng nhảy tại chỗ hoặc nhích lên phía trước 1 bước. Hai đầu gối khuỵu xuống, 2 cánh tay phải sát vào 2 bên sườn để lấy đà và bật cao. Nhảy lên tầm cao nhất và quan sát lần cuối trước khi duỗi tay lên cao. 

Một vài lưu ý khi chơi bóng chuyền

Với nội dung trên, chúng ta thấy rằng bóng chuyền là 1 bộ môn có rất nhiều yếu tố kỹ thuật. Nếu bạn muốn chơi tốt thì các kỹ thuật này cần phải nắm thật chắc. Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý thêm 1 số vấn đề sau:

Chuẩn bị trang phục thoải mái

  • Quần áo: Trang phục chơi bóng chuyền phải thoáng khí, dễ thấm mồ hôi. Đối với mùa hè, nên chọn các bộ đồ thể thao ngắn và sát nách, quần đùi. Còn mùa đông thì chọn quần dài để giữ nhiệt
Chuẩn bị trang phục thoải mái thi đấu
Chuẩn bị trang phục thoải mái thi đấu
  • Giày: Nên mua giày chất lượng tốt, đảm bảo phải êm chân, có thể chọn giày đế kép nhưng phải có độ đàn hồi tốt.
  • Một số sản phẩm chuyên dụng đó là: Bịt đầu gối, băng bao cánh tay, khuỷu tay, khăn lâu.

Luôn khởi động trước khi chơi bóng chuyền

Tuyệt đối không được cầm bóng chuyền lên và chơi liền. Bởi đây là môn thể thao vận động mạnh nên người chơi cần phải khởi động trước khi thi đấu. Các bài tập khởi động có thể là: khởi động cơ, phần khớp cổ, chân, vai, hông, di chuyển bước tiến, lùi hay bật cao… Sau đó, là phần khởi động khác như: đệm bóng, cứu bóng, đánh bóng cao tay, phát bóng, đập bóng. 

Đảm bảo lịch tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý

Sau mỗi buổi tập, chúng ta nên thực hiện thêm 1 số động tác thả lỏng để hồi phục sức khỏe như: đi nhẹ, chạy nhẹ, làm giãn các cơ ở tay… Sau đó là tắm rửa hoặc xông hơi, ngủ một giấc thật sâu… 

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin có liên quan đến bộ môn bóng chuyền. Nếu bạn yêu thích môn thể thao này thì có thể tìm hiểu về các kỹ thuật thi đấu. Chắc chắn, khi luyện tập các bạn sẽ không còn bỡ ngỡ và sớm trở thành 1 cầu thủ chuyên nghiệp.