Nếu là một fan hâm mộ bóng đá, chắc chắn bạn đã từng nghe nói tới chiến thuật bóng đá tổng lực. Tuy nhiên đối với những người không am hiểu lĩnh vực này thì thuật ngữ sẽ có phần mới mẻ và xa lạ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về chiến thuật này trong bài viết của Bongdalu123 bên dưới.  

Bóng đá tổng lực là gì?

Thuật ngữ bóng đá tổng lực dùng để chỉ một chiến thuật giúp các cầu thủ có thể thay thế vị trí với đồng đội trên sân một cách linh hoạt. Đối với chiến thuật này, những vị trí trên sân sẽ không bao giờ cố định. Đối với bất cứ tình huống nào, một cầu thủ vừa có thể trở thành cầu thủ tấn công hoặc cầu thủ phòng ngự. Tuy nhiên, vị trí thủ môn - người trấn giữ khung thành đội bóng vẫn giữ nguyên vị trí của mình. 

bong-da-tong-luc - Ảnh 3
bong-da-tong-luc - Ảnh 3

Trong chiến thuật này sẽ có 2 đặc điểm quan trọng, cụ thể như sau:

  • Tận dụng không gian: Đội bóng sẽ luôn làm chủ không gian trên sân để có thể ép đội đối phương quay về trạng thái phòng thủ. Sau đó sẽ áp cách chơi tấn công, đồng thời không cho đội đối phương có khoảng trống khi cầm bóng. 
  • Vị trí xoay chuyển linh hoạt: Các vị trí trên sân phải được hoán đổi một cách liên tục, đồng thời co hẹp đội hình để bắt đầu phòng thủ, hoặc giãn đội hình nhằm lấy khoảng trống tấn công. 
  • Những đặc điểm này kết hợp với nhau đã tạo ra một chiến thuật tấn công khiến cho đội đối thủ bị hỗn loạn, từ đó các cầu thủ sẽ khai thác lối tấn công gây nguy hiểm trực tiếp lên khung thành, sau đó sẽ giành chiến thắng. 

Lịch sử hình thành chiến thuật bóng đá tổng lực

Lịch sử hình thành chiến thuật này bắt nguồn từ đất nước Hà Lan, cụ thể hơn là đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan. Đội tuyển đã đem chiến thuật phổ biến tại các đấu trường quốc tế, từ đó đã trở thành một thế lực cực kỳ hùng mạnh khi ấy. Quá trình phát triển chiến thuật này trải qua các mốc thời gian cụ thể như sau:

  • Năm 1930: Được hình thành từ đội tuyển bóng đá quốc gia Áo của Matthias Sindelar
  • Năm 1970-1972: Lối đá tấn công được phát triển nhưng chưa thực sự hoàn thiện
  • Năm 1974: Lối đá tấn công tổng lực được đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan mang tới đấu trường bóng đá lớn nhất thế giới - World Cup 1974.
  • Sau năm 1974: Phương pháp tấn công tổng lực được các đội bóng lớn trên khắp thế giới tham khảo và học hỏi, sử dụng nên các biến thể đa dạng của nó được hình thành. 
Lịch sử hình thành chiến thuật bóng đá tổng lực
Lịch sử hình thành chiến thuật bóng đá tổng lực

Ưu, nhược điểm của chiến thuật bóng đá tổng lực

Không chỉ riêng đối với chiến thuật bóng đá tổng lực, bất cứ chiến thuật bóng đá nào cũng sở hữu những điểm yếu, điểm mạnh riêng. Lối đá này thường sở hữu những ưu, nhược điểm khác nhau và nếu nghiên cứu kỹ thì bạn có thể dễ dàng tìm ra cách khắc phục. Hãy tìm hiểu những ưu, nhược điểm khác nhau của lối đá này ngay dưới đây:

Ưu điểm

Lối đá tấn công tổng lực thường được mọi người đánh giá bằng những cụm từ như linh hoạt, nhanh chóng, hoa mỹ, nguy hiểm. Hiệu quả mà lối đá này mang lại bao gồm những yếu tố bên dưới: 

  • Lối đá mang lại khả năng kiểm soát bóng và kiểm soát không gian tối ưu nhất cho các cầu thủ. Bên cạnh đó, các vị trí khác nhau cũng sẽ được thay đổi một cách linh hoạt và nhanh chóng. 
  • Lối đá hỗ trợ khả năng đoạt bóng nhanh bởi mỗi khi đối phương sở hữu bóng, các cầu thủ trên sân sẽ áp sát và cố gắng giành bóng ngay lập tức.
  • Đem lại khả năng chuyển đổi trạng thái tấn công trong thời gian ngắn nhất nhờ những áp đảo về mặt quân số, có khả năng đe dọa trực tiếp khung thành của đối phương trong khi đối phương chưa kịp ổn định đội hình phòng thủ. 
  • Lối đá giúp làm nhiễu loạn cầu thủ của đội đối phương, khiến cho đội bạn trở thành một đối thủ đáng gờm, không biết phải theo kèm đối tượng nào từ đó dẫn đến mất kiểm soát và lộ sơ hở. 
Ưu, nhược điểm của chiến thuật bóng đá tổng lực
Ưu, nhược điểm của chiến thuật bóng đá tổng lực

Nhược điểm

Lối đá tổng lực không sở hữu quá nhiều nhược điểm. Tuy nhiên nếu cầu thủ đội đối phương nắm được cách tận dụng và khai thác những sơ hở thì thế trận có thể đảo chiều ngay lập tức. Một số nhược điểm phổ biến nhất có thể liệt kê ngay dưới đây:

  • Khi các cầu thủ phải di chuyển quá nhiều để thực hiện Pressing trong cả tấn công lẫn phòng ngự khiến thể lực của các cầu thủ suy yếu, khó duy trì được trạng thái ổn định xuyên suốt quá trình trận đấu diễn ra. 
  • Lối đá này yêu cầu sự ăn ý một cách tuyệt đối giữa các cầu thủ với nhau. Toàn bộ mọi sự phối hợp, thay đổi vị trí hay đi kèm với đối thủ đều cần sự ăn ý với nhau để duy trì được thế trận.
  • Mặc dù có thể thay đổi vị trí một cách linh hoạt nhưng các cầu thủ có thể gặp rủi ro lớn khi mất bóng. Đội nhà có thể bị đối phương khai thác điểm yếu, đồng thời gây ra nguy hiểm lớn đối với cầu môn. 

Các đội bóng áp dụng chiến thuật bóng đá tổng lực

Trong lịch sử bóng đá đã có rất nhiều đội bóng áp dụng một cách thành công chiến thuật bóng đá tổng lực. Dưới đây là một số đội tuyển tiêu biểu đã từng biến lối chơi này trở thành thế lực của nền bóng đá thế giới một thời. 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Áo (1930)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Áo là đội tuyển cấp quốc gia của Áo, được điều hành và quản lý bởi Hiệp hội bóng đá Áo. Thành tích cao nhất của đội tuyển chính là vị trí thứ 3 của giải World Cup năm 1954, huy chương bạc của Thế vận hội Mùa hè năm 1936 và lọt vào vòng 16 đội của giải Euro 2020. 

Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan (1974)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan là đội bóng đại diện cho Hà Lan từ năm 1905. Đội tuyển được kiểm soát bởi Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Hà Lan - một cơ quan quản lý bóng đá ở Hà Lan và là một bộ phận của UEFA, thuộc thẩm quyền của FIFA

Đội tuyển được đánh giá là một trong những đội tuyển quốc gia xuất sắc nhất của nền bóng đá thế giới, và là đội tuyển bóng đá vĩ đại nhất mọi thời đại đã sản sinh ra chiến thuật bóng đá tổng lực. Hà Lan đã tham dự tổng cộng 11 kỳ World Cup và góp mặt vào trận chung kết 3 lần vào năm 1974, 1978 và 2010. Đội tuyển cũng đã góp mặt tới 10 lần tại giải bóng đá châu Âu, đạt được chức vô địch giải đấu này vào năm 1988 tại phía Tây Đức. Ngoài ra, đội bóng còn đoạt huy chương đồng Olympic vào năm 1908, 1912 và 1920. Hà Lan sở hữu những đối thủ bóng đá vô cùng đáng gờm với các nước láng giềng Đức và Bỉ.

Các đội bóng áp dụng chiến thuật bóng đá tổng lực
Các đội bóng áp dụng chiến thuật bóng đá tổng lực

Câu lạc bộ Ajax Amsterdam

Câu lạc bộ Ajax Amsterdam cũng là một trong những câu lạc bộ áp dụng lối đá tổng lực thành công. Đây được coi là câu lạc bộ thành công nhất tại Hà Lan sở hữu tới 36 chức vô địch cùng 20 cúp KNVB. 

Ajax là câu lạc bộ từng 4 lần vô địch giải Cúp C1 châu Âu. Trong đó có tới 3 lần đạt danh hiệu vô địch liên tiếp từ năm 1971-1973 và một lần đạt giải vào năm 1955. Vào năm 1972, họ đã hoàn tất cú ăn ba lục địa bằng thành tích vô địch Eredivisie. Cùng với PSV Eidhoven và Feyenoord, họ chính là 3 câu lạc bộ thống trị giải đấu khi ấy. 

Barcelona

Barcelona cũng là một trong những câu lạc bộ nổi tiếng áp dụng chiến thuật bóng đá tổng lực vô cùng thành công. Đây là một câu lạc bộ chuyên nghiệp đã giành được rất nhiều thành tích xuất sắc và trở thành biểu tượng của nền bóng đá Tây Ban Nha. Barcelona từng đạt được 27 giải La Liga, 31 giải Copa del Rey, 14 giải  Supercopa de España, 3 Copa Eva Duarte cùng 2 giải Copa de la Liga. 

Đội tuyển quốc gia Australia (1934)

Đội tuyển quốc gia Australia từng là thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương. Trong số những thành tích của đội tới năm 2006 có tới 4 chức vô địch Cúp bóng đá châu Đại dương các năm 1980, 1996, 2000, 2004. Khi chuyển sang châu Á, Australia trở thành một trong những đối trọng mới của đội tuyển mạnh nhất như Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Ả Rập khi giành suất cạnh tranh FIFA World Cup 2006.

Đội tuyển Hungary  (1950)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Hungary là đội tuyển cấp quốc gia thuộc Hungary và được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Hungary. Thành tích tốt nhất của đội bóng này cho tới nay là hai lần giành chức Á Quên World Cup 1938 và World Cup 1954, xếp hạng ba giải Euro 1964 cùng 3 tấm huy chương vàng 3 kỳ Thế vận hội 1952, 1964 và 1968. 

Tác động của bóng đá tổng lực với nền bóng đá

Triết lý của chiến thuật này tập trung vào việc kiểm soát không gian, đồng thời kiểm soát cả trận đấu và quyết định kết quả chung cuộc. Những triết lý này vô hình đã luôn tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử của túc cầu giáo từ quá khứ tới thời điểm hiện tại.

Hiện nay, chiến thuật này đã không còn được áp dụng một cách toàn diện ở nền bóng đá hiện tại giống như những thập niên 70. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc nhiều lối đá khắc chế ra đời, khiến cho chiến thuật không còn được phổ biến và “bất bại” như trước đây.

Mặc dù vậy nhưng nền bóng đá hiện tại không phủ nhận thành quả của mà chiến thuật này đã mang lại. Hầu hết các đội bóng hiện nay đều áp dụng chiến thuật, đồng thời tìm cách biến đổi linh hoạt nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn trên sân bóng. Mỗi nhân tố đều cố gắng tìm ra những gì tinh túy nhất từ chiến thuật cũ để áp dụng chẳng hạn như lối đá linh hoạt, điều tiết chuyển đổi trạng thái một cách nhanh chóng, bao gồm cả lối chơi pressing cao khi mất bóng,...

Tổng kết

Toàn bộ bài viết bên trên của Bongdalu123 đã cập nhật toàn bộ thông tin về chiến thuật bóng đá tổng lực. Như vậy chúng ta có thể thấy bóng đá tổng lực được coi như đỉnh cao một thời trong quá khứ và là một phần vô cùng quan trọng của lịch sử bóng đá. Những triết lý về chiến thuật này sẽ luôn được kế thừa và xuất hiện trong nền bóng đá đương đại ngày nay. Để theo dõi các thông tin thể thao khác, hãy truy cập vào trang web Bongdalu123 ngay hôm nay nhé.