Tại Việt Nam, bóng chày là một bộ môn thể thao chưa phổ biến và còn khá mới mẻ với nhiều người. Vì vậy, mọi người khá tò mò về luật chơi cơ bản, các vị trí trong bóng chày cũng như các thông tin ngoài lề về bộ môn này. Hãy cùng theo dõi bài viết của Bongdalu123 dưới đây để biết thêm chi tiết nhé. 

Giới thiệu luật bóng chày cơ bản

Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một tài liệu lịch sử nào đưa ra thời điểm chính xác về sự hình thành của bóng chày. Trải qua thời gian, bóng chày ngày càng trở nên phát biển chủ yếu tại các quốc gia thuộc châu MỹĐông Á

Đây là bộ môn thể thao đồng đội diễn ra giữa 2 đội tuyển, qua các vòng đấu sẽ lần lượt thay phiên phòng thủ và tấn công. Chi tiết các thông tin về luật bóng chày cơ bản được thể hiện ngay dưới đây:

Các vị trí trong bóng chày

Luật bóng chày cơ bản quy định 2 đội tuyển sẽ thi đấu với nhau, mỗi đội tuyển lần lượt tấn công và phòng thủ theo các vòng đấu. Theo đó, các cầu thủ của đội phòng thủ có nhiệm vụ ngăn chặn đội tấn công ghi điểm. Đội phòng thủ sẽ bao gồm 9 thành viên, trong đó cầu thủ giao bóng và bắt bóng là hai vị trí cố định, còn các vị trí còn lại có thể thay đổi sao cho phù hợp.

Giới thiệu các vị trí trong bóng chày
Giới thiệu các vị trí trong bóng chày

Theo đó, sẽ có 9 vị trí phòng thủ là: Cầu thủ giao bóng (Pitcher), Cầu thủ bắt bóng (Catcher), Cầu thủ canh gôn số 1 (First Baseman), Cầu thủ canh gôn số 2 (Second Baseman), Cầu thủ canh gôn số 3 (Third Baseman), Cầu thủ chặn ngắn (ShortStop), Cầu thủ cánh trái (Left Fielder), Cầu thủ cánh giữa (Center Fielder), Cầu thủ cánh phải (Right Fielder).

Các dụng cụ chơi bóng chày

Trong luật bóng chày cơ bản, khi một trận đấu chính thức diễn ra sẽ bao gồm sự có mặt của các dụng cụ như sau: 

  • Gậy bóng chày: Gậy bóng chày là dụng cụ mà đội tấn công dùng để thi đấu với đội phòng thủ. Loại gậy này thường được chế tác bằng gỗ hoặc hợp kim. Chiều dài của gậy khoảng từ 0.7m - 1m, trọng lượng không vượt quá 1kg. Gậy có dạng côn thuôn dần về phía đỉnh gậy, có đường kính trung bình từ 5cm trở lên. Phần tay cầm được gia công thêm các chi tiết để cầu thủ nắm chắc hơn khi đánh bóng. 
  • Quả bóng chày: Quả bóng chày thường được gia công bằng chất liệu chính từ cao su, bên ngoài phủ một lớp da thuộc, được bao bọc bởi đường chỉ chắc chắn. Có màu sắc chủ yếu là màu trắng. Khối lượng của một quả bóng chày thường là 0.15kg, bóng có đường kính khoảng 6.8cm. 
  • Găng tay bóng chày: Găng tay bóng chày là dụng cụ thường được các cầu thủ thi đấu tại vị trí Catcher, Pitcher sử dụng. Loại găng này được chế tác bằng chất liệu da công nghiệp kết hợp với nhựa PVC nhằm đảm bảo độ bền cao, bắt bóng dính và không gây ảnh hưởng tới tay. 

Luật chơi bóng chày của đội phòng thủ

Đối với luật chơi bóng chày của đội phòng thủ, cầu thủ giao bóng (Pitcher) sẽ đứng tại vị trí gò đất ở giữa, tiếp theo sẽ tiến hành giao bóng để Catcher bắt được bóng tại gôn nhà. Ngoài ra, những cầu thủ khác sẽ được phân bổ tại các vị trí khác như chốt 1, chốt 2, chốt 3, chặn ngắn, cánh trái, cánh phải, cánh giữa. Dưới đây là một số tình huống có thể xảy ra trong đội phòng thủ:

  • Strike-out: Đây là tình huống xảy ra khi cầu thủ ném bóng cùng đội phòng thủ ngăn chặn thành công sự tấn công của cầu thủ đánh bóng. 
  • Ground out: Tình huống này xảy ra khi cầu thủ đội tấn công đánh bóng xuống đất và cầu thủ đội phòng thủ giành được bóng, đồng thời ném về phía các đồng đội của mình tại chốt đầu tiên khi đội tấn công kịp chạy tới chốt đó.
  • Force out: Tình huống xảy ra khi cầu thủ đội tấn công buộc phải chạy qua các chốt, tuy nhiên lại không tới kịp trước khi bóng ném đến tay các cầu thủ đội phòng thủ.
  • Fly out: Đây là tình huống xảy ra khi cầu thủ đội tấn công đánh bóng bay lên không trung, tuy nhiên các cầu thủ đội phòng ngự vẫn có thể bắt được trước khi nó rơi xuống đất.
  • Tag out: Trong khi đang ở giữa 2 chốt, cầu thủ đội tấn công sẽ bị loại khi cầu thủ đội phòng ngự đang cầm bóng và chạm được vào người. 

Luật chơi bóng chày của đội tấn công

Đối với đội tấn công, luật chơi sẽ được áp dụng như sau:

Cầu thủ đánh bóng (còn gọi là Batter) sẽ bị loại sau 3 lần đánh không trúng bóng, đối với các tình huống đánh trúng bóng sẽ xảy ra một số tình huống như sau:

  • Cầu thủ đội phòng thử bắt được bóng trên không khi bóng chưa chạm đất thì Batter bị loại
  • Trong lúc chạy về thì cầu thủ phòng ngự ở gôn đó đã bắt được bóng và chạm vào người thì Batter bị loại
  • Batter có thể không chạy mà đi bộ về gôn số 1
  • Nếu Pitcher ném bóng trúng vào người Batter thì tính là bóng chết.

Batter nếu đập trúng bóng và chạy về gôn được gọi là Runner. Runner có thể chạy trước khi chờ bóng bị đập trúng để tiết kiệm thời gian. Sau khi đội tấn công có 3 Batter bị loại, 2 đội sẽ đổi phe lượt tấn công và phòng thủ cho nhau. 

Cách tính điểm trong luật chơi bóng chày

Cách tính điểm trong luật bóng chày
Cách tính điểm trong luật bóng chày

Luật chơi bóng chày thường áp dụng cách tính điểm như sau:

  • Đội tấn công hoàn thành việc chạy 4 gôn của sân bóng, gôn cuối cùng là gôn của cầu thủ bắt bóng đội phòng thủ. Nếu hoàn thành một vòng chạy như vậy sẽ được tính 1 điểm.

Để có thể giành chiến thắng trong một trận bóng chày, mỗi đội cần ghi được càng điểm càng tốt trong suốt 9 hiệp đấu. Kết thúc 9 hiệp, đội tuyển nào dành được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Đối với trường hợp hòa, các đội cần phải thi đấu thêm hiệp phụ để phân định thắng thua. 

Chức năng, nhiệm vụ các vị trí trong bóng chày

Các vị trí trong bóng chày, nhất là vị trí trong đội phòng thủ đều đóng góp một vai trò quan trọng trong mỗi trận đấu, cụ thể như sau:

Cầu thủ giao bóng (Pitcher)

Cầu thủ giao bóng là người nắm giữ vị trí chiến lược nhất với tất cả các vị trí trong bóng chày còn lại. Vị trí này đứng đầu tiên ở hàng phòng ngự và có khả năng đối mặt với các cú ghi bàn của đội đối phương dù nhiều hay ít. Các cầu thủ tập trung cho vị trí này không thể làm các vai trò khác, đồng thời Pitcher cũng cần sự tập trung cao độ và rèn luyện thật chăm chỉ mới đảm nhiệm được vị trí này. 

Các vị trí trong bóng chày - Cầu thủ giao bóng
Các vị trí trong bóng chày - Cầu thủ giao bóng

Cầu thủ bắt bóng (Catcher)

Cầu thủ bắt bóng được tồn tại nhằm hỗ trợ cầu thủ giao bóng. Đây cũng là một trong các vị trí trong bóng chày quan trọng nhất. Cầu thủ này phải đảm nhận được mọi cú ném của Pitcher.

Vị trí Catcher phải là người điều khiển người ném bóng có được hướng ném tốt nhất. Bởi Pitcher đôi khi không thể nhận biết được những điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến đường bóng đẹp. 

Top các vị trí trong bóng chày quan trọng nhất - Cầu thủ bắt bóng
Top các vị trí trong bóng chày quan trọng nhất - Cầu thủ bắt bóng

Cầu thủ canh gôn số 1 (First Baseman)

Cầu thủ canh gôn số 1 là một trong các vị trí trong bóng chày sở hữu hình thể cao lớn, có khả năng ném bóng mạnh mẽ và sự linh hoạt để có thể nhặt, bắt, ném bóng một cách nhanh chóng. Vị trí này được chỉ định cho nhiệm vụ nhặt và bắt ở tầm bóng thấp gần sát mặt đất. 

So với các vị trí trong bóng chày khác giữ chức năng chốt gôn, First Baseman được coi là người quan trọng nhất bởi họ có thể chạm vào cầu thủ đội tấn công để giành được điểm chiến thắng. 

Cầu thủ canh gôn số 2 (Second Baseman)

Cầu thủ canh gôn số 2 hoạt động như một cầu thủ phòng ngự tại các vị trí trong bóng chày. Vị trí này phải canh bóng tại cả 2 vị trí gần gôn 1 cũng như gôn của mình. 

Do vị trí này được sắp xếp tại bên phải phần sân trong nên thử thách đầu tiên của họ là phải bắt một quả ném biên từ phía cánh trái của mình. Để có thể thành công khi đảm nhiệm vị trí này, họ phải rèn luyện đồng thời các động tác nhận bóng, xoay người và bước sang bên cạnh cầu thủ đội tấn công trong thời gian nhanh nhất có thể. 

Cầu thủ canh gôn số 3 (Third Baseman)

Cầu thủ canh gôn số 3 cũng giống như các vị trí trong bòng chày khi đứng tại chốt gôn, vị trí này đảm bảo tất cả các nhiệm vụ trong “địa bàn căn cứ” của mình. Đây là vị trí đòi hỏi phải có sự nhanh nhẹn cả ở trước và sau, bởi vì anh ấy đối diện với sân nhà mình cùng hai vị trí cánh trái và cánh phải. 

Cầu thủ chặn ngắn (ShortStop)

Cầu thủ chặn ngắn được coi là một trong các vị trí trong bóng chày đòi hỏi sự khắt khe nhất, nằm giữa vị trí cầu thủ canh gôn số 2 và số 3. Vị trí này thường sở hữu khả năng đánh bóng khá tốt, xếp hạng năng lực ở đầu đội hình. 

Cầu thủ cánh trái (Left Fielder)

Cầu thủ cánh trái là một trong các vị trí trong bóng chày giữ nhiệm vụ phòng ngự. Đây là vị trí chịu trách nhiệm nắm giữ bất cứ đường bóng nào bay tới phần bên trái của sân ngoài. Tuy nhiên trong một số tình huống, cầu thủ cánh trái có thể “tiếp quản” cả một số vị trí ngoài sân. 

Cầu thủ cánh giữa (Center Fielder)

Một trong các vị trí trong bóng chày có nhiệm vụ phòng thủ đó là cầu thủ cánh giữa. Vị trí này đòi hỏi một nhân tố tốc độ, bản năng và phản ứng nhanh với bóng. Vị trí này cũng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng so với các tiền vệ trung tâm khi họ không thể bắt được bóng. Những cầu thủ nằm tại vị trí cánh giữa đều là những người có khả năng đánh bóng xuất sắc và vô cùng tốc độ. 

Cầu thủ cánh phải (Right Fielder)

Cầu thủ cánh phải cũng là một trong các vị trí trong bóng chày đòi hỏi có sự phản ứng nhanh với bóng. So với tất cả các vị trí trong bóng chày ở ngoài sân, cầu thủ cánh phải là người cần có kỹ năng bắt bóng cực chính xác vì họ ở gần vị trí cầu thủ chốt gôn thứ 3. Thông thường đây không phải vị trí thuần đánh bóng vì hoạt động này thường sẽ tập trung tại vị trí cánh trái và ở giữa. 

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Web kèo nhà cái đã tìm hiểu được về các vị trí trong bóng chày. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về môn thể thao bóng chày.