Cầu lông còn được gọi là vũ cầu, là một trong những bộ môn thể thao hấp dẫn giữa 2 vận động viên hoặc 2 cặp vận động viên. Các vận động viên sẽ dùng vợt thi đấu trên sân cầu hình chữ nhật được chia cân bằng nhờ tấm lưới. Vậy luật chơi cầu lông cơ bản là gì? Lợi ích và cách chơi cho người mới như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết về bộ môn thể thao tuyệt vời này, cùng Bongdalu123.net theo dõi nhé!

Những thông tin thú vị về môn thể thao cầu lông

Những điều thú vị của bộ môn cầu vũ bạn chưa biết.
Những điều thú vị của bộ môn cầu vũ bạn chưa biết.

Nhắc đến bộ môn thể thao cầu lông chắc chắn bạn không thể bỏ qua những thông tin thú vị sau:

Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển

  • Theo nhiều tài liệu ghi lại, vũ cầu có từ hơn 2000 năm trước, được lấy ý tưởng từ một trò chơi dân gian của người dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á. Một số tài liệu khác thì cho rằng nó có nguồn gốc từ trò poona của Ấn Độ. 
  • Vào giữa thế kỷ 18, một sĩ quan quân đội Anh đóng quân ở Ấn Độ đã sáng tạo ra cách chơi là dùng vợt di chuyển quả bóng len màu vàng. Cách chơi này nó giống với trò chơi ball badminton của Tamil Nadu, trò Hanetsuki của Nhật Bản. 
  • Nhờ tính hấp dẫn của trò chơi mà năm 1875, một câu lạc bộ đã được thành lập tại Folkestone thuộc Ấn Độ, thành viên chủ yếu là các cựu binh trở về từ Ấn Độ. Vào năm 1887 tại British India, các luật thi đấu được xây dựng rõ ràng để phù hợp với người Anh.
  • Năm 1893, bộ luật thi đấu đầu tiên được xuất bản, nội dung gần giống với bộ luật hiện đại. Đồng thời, một giải đấu cầu lông được tổ chức chính thức ở Dunbar.
  • Năm 1934, Hiệp hội cầu lông quốc tế được thành lập với thành viên ban đầu là các quốc gia là Ireland, Anh, Pháp, Hà Lan, New Zealand, Canada, Đan Mạch, Scotland, và xứ Wales. Tên gọi ban đầu của hiệp hội là International Badminton Federation (IBF), sau đó đổi thành Badminton World Federation (BWF) đến nay.
  • Năm 1972 đến năm 1988, vũ cầu vẫn chỉ được coi là bộ môn thể thao phụ. Nhưng tại Olympic năm 1992, môn thể thao này đã được tổ chức thi đấu chính thức với 5 nội dung là: Đôi nam nữ, đôi nam, đôi nữ, đơn nam, đơn nữ  cho đến ngày nay.

Các dụng cụ cần thiết chơi cầu lông

Các dụng cụ cần thiết của bộ môn cầu vũ.
Các dụng cụ cần thiết của bộ môn cầu vũ.

 Các dụng cụ cần thiết khi chơi vũ cầu bạn cần có là:

  • Vợt cầu lông: Kích thước khung vợt tiêu chuẩn là chiều dài < 68cm, chiều rộng < 23cm. Khu vực đan lưới phải đồng nhất, tạo độ phẳng tốt, với chiều rộng không quá 220mm và không quá 280mm đối với chiều dài. Trường hợp đan lưới nối dài thì  khung vợt có chiều rộng không quá 35mm, chiều dài không quá 330mm.
  • Quả cầu lông: Quả cầu được chia thành 2 phần là phần đế và phần lông vũ. Phần đế có đáy tròn với đường kính 25-28mm. Nguyên liệu làm đế thường là Lie bọc một lớp da mỏng. Phần lông vũ nằm trên vòng tròn có đường kính 58 - 68mm, độ dài được tính từ đế đến đỉnh lông khoảng 62-72mm. Tổng trọng lượng của quả cầu tiêu chuẩn trong khoảng 4.74 đến 5.5 gram.

Luật cầu lông cơ bản 

Luật vũ cầu được xây dựng với 2 nội dung chính là cách tính điểm thi đấu và luật giao cầu.

Cách tính điểm

Mỗi trận thi đấu sẽ diễn ra 3 hiệp, mỗi hiệp sẽ có số điểm tối đa là 21 và đội nào giành được số điểm này trước thì đội đó giành chiến thắng. Trường hợp, 2 bên đều có 20 điểm thì đội ghi liên tiếp 2 điểm là đội chiến thắng. Nếu điểm số của 2 đội lên đến 29 đều thì đội chiến thắng là đội ghi được điểm ở lượt tiếp theo. Điểm 1 đội nhận được khi đối phương phạm lỗi. 

Luật giao cầu

  • Luật giao cầu quy định trái cầu được giao đúng là khi giao chéo sân, cầu qua lưới và không chạm vạch kẻ bất kỳ trên sân đối phương. 
  • Chỉ thực hiện giao cầu khi các thành viên của 2 đội đã sẵn sàng. 
  • Vị trí người giao cầu và người nhận cầu phải chéo nhau và không chạm vạch.
  • Hai chân của người giao và người nhận phải chạm sân đến khi quả cầu được phát.
  • Tư thế của người giao cầu có thể thuận hoặc trái tay trong sân thi đấu.
  • Thân vợt của người giao cầu phải di chuyển liên tục và hướng xuống dưới khi cầu được đánh đi.
  • Khi chuẩn bị giao cầu, người giao phải luôn giữ cầu dưới thắt lưng. 
  • Đường đi của cầu từ điểm tiếp xúc vợt của người giao đến qua lưới là từ dưới lên.

Các kỹ thuật chơi cầu lông

Dưới đây là các kỹ thuật chơi vũ cầu cơ bản bạn cần biết.

Kỹ thuật cầm vợt

Kỹ thuật cầm vợt.
Kỹ thuật cầm vợt.

Cách cầm vợt đúng là ngón cái đặt trên bề mặt rộng hơn của tay cầm sao cho thoải mái. Các ngón còn lại của bàn tay đặt giống hệt như khi bắt tay. Có hai cách cầm vợt là trái tay và thuận tay. 

  • Cầm vợt thuận tay: Khi thực hiện cú đánh ngón trỏ đặt về phía trước song song với cán vợt.
  • Cầm vợt trái tay: Khi thực hiện cú đánh ngón cái đặt về phía trước song song với cán vợt.

Kỹ thuật di chuyển 

Khi thi đấu cầu lông, người chơi phải di chuyển rất nhiều nên cách di chuyển là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Kỹ thuật di chuyển đúng khi chơi vũ cầu là:

  • Luôn ghi nhớ vị trí ban đầu.
  • Chỉ di chuyển một bước sang ngang so với vị trí bắt đầu.
  • Chỉ di chuyển 2-3 bước về sau hoặc về trước so với vị trí ban đầu.

Kỹ thuật giao cầu

Kỹ thuật giao cầu.
Kỹ thuật giao cầu.

Có 2 kỹ thuật giao cầu phổ biến là giao cầu cao tay và giao cầu thấp tay. 

  • Giao cầu cao tay được thực hiện trong trường hợp bạn muốn đưa cầu sang cuối sân để tránh các cú đập cầu mạnh của đối thủ. Tuy nhiên, cách giao cầu này sẽ bị hóa giải bằng những cú bỏ nhỏ cầu qua lưới hoặc cú lốp cầu.
  • Giao cầu thấp tay được thực hiện với điểm đích là bay qua lưới đến góc trên của sân đối thủ. Nhưng nếu giao cầu không tốt sẽ tạo cơ hội cho đối thủ đáp trả bằng cú đập cầu mạnh.

Kỹ thuật đập cầu lông

Đập cầu là kỹ thuật thực hiện cú đánh quyền lực cực mạnh xuống mặt sân hoặc về phía đối thủ. Hiện có 3 kỹ thuật đập cầu hiệu quả là:

  • Đập cầu thuận tay: Cú đập cầu này được thực hiện tương tự như một hành động ném bóng cao phía trên đầu.
  • Đập cầu trái tay: Kỹ thuật đập cầu trái tay rất khó nhằn, ngay cả vận động viên chuyên nghiệp cũng hiếm khi thực hiện thành công. Để có cú đập cầu hiệu quả bạn cần nắm vững kỹ thuật cầm vợt tay trái và luyện tập thường xuyên.
  • Bật nhảy đập cầu: Kỹ thuật bật nhảy đập cầu là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật đập cầu thuận tay và kỹ thuật bật nhảy.
  • Kỹ thuật bỏ nhỏ: Đây là kỹ thuật chơi vũ cầu giúp bạn ghi điểm dễ dàng trước mọi đối thủ. Tuy nhiên, để thực hiện được bạn phải đỡ cầu ở phần trước sân, thực hiện các cú bỏ nhỏ vào khu vực trống ở giữa và cuối sân với tốc độ nhanh chậm linh hoạt.

Kỹ thuật lốp cầu

Kỹ thuật lốp cầu giúp bạn đưa cầu qua lưới rồi đáp ở vị trí gần các đường biên theo hình chữ U ngược. Cú đánh này rất hiệu quả trong việc chặn các cú đánh trả của đối thủ, vì không kịp trở tay.

Kỹ thuật gài lưới

Có 2 cách thực hiện kỹ thuật gài lưới là thuận tay và trái tay.

  • Gài lưới trái tay thực hiện trong trường hợp bạn cầm vợt trái tay, với mục đích đưa cầu sang phần sân bên trái với tay cầm vợt của mình. 
  • Gài lưới thuận tay được thực hiện trong trường hợp bạn cầm vợt thuận tay nhằm đưa cầu sang phần sân thuận với tay cầm vợt của bạn.

Lợi ích khi đánh cầu lông

Cầu lông - Bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho người chơi.
Cầu lông - Bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho người chơi.

Vũ cầu là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho người chơi, phải kể đến như:

  • Giúp luyện nhanh tay, tinh mắt.
  • Tăng cường chức năng tuần hoàn máu, hệ hô hấp và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chơi cầu lông chuyên nghiệp hay bán chuyên đều mang lại cảm giác vui vẻ, khỏe mạnh tức thì.
  • Chơi vũ cầu phải thực hiện nhiều động tác cơ thể như khởi động, duỗi tay, chạy, nhảy, dừng lại, xoay người,...Nhờ đó cơ thể rèn luyện sự dẻo dai, sung sức, sự linh hoạt và sức chịu đựng.  

Những lỗi chơi cầu lông thường gặp phải

Dưới đây là một số lỗi chơi vũ cầu thường gặp, mời bạn theo dõi để tránh mắc phải.

  • Giao cầu sai luật, sai vị trí khiến cầu vướng vào lưới hoặc chạm vào vợt của đồng đội. 
  • Khi thi đấu không đưa cầu qua lưới hoặc dưới lưỡi, chạm vào trần, vào người.
  • Đánh cầu sang sân đối thủ nhưng bị ra ngoài vạch trong khi chưa chạm vợt đối thủ.

Những bài tập rèn luyện kỹ thuật cầu lông

Những bài tập rèn luyện kỹ năng chơi bộ môn thể thao cầu vũ đạt thành tích cao là:

Tập sức mạnh cho mắt cá chân

Để di chuyển, chạy nhảy trên sân cầu vũ dễ dàng bạn cần có đôi chân khỏe mạnh. Vì thế, bạn cần luyện tập các bài tập tăng sức mạnh cổ chân, bắp chân và mắt cá chân thường xuyên.

Tập kỹ năng di chuyển

Tập kỹ năng di chuyển
Tập kỹ năng di chuyển

Kỹ năng di chuyển khi chơi vũ cầu của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau khi áp dụng phương pháp luyện tập sau:

  • Tập di chuyển biến tốc, chạy đánh cầu 2 bên và 4 góc.
  • Tập tốc độ cho cùng 1 động tác.
  • Tập phản xạ nhanh.

Tập sức mạnh cổ tay

Bài tập sức mạnh cổ tay khá đơn giản, bạn cầm một chai nước nhỏ tương tự như đang cầm vợt đánh cầu rồi gấp cổ tay đều đặn. Nếu có điều kiện bạn nên tập với dụng cụ luyện cổ tay chuyên nghiệp Powerball sẽ giúp cổ tay dẻo dai, linh hoạt hơn rất nhiều.

Tập phát cầu

Có 4 cách phát cầu cơ bản mang lại hiệu quả cao là:

  • Phát cầu cao tay.
  • Phát cầu thấp tay.
  • Phát cầu thuận tay cao xa.
  • cầu trái tay thấp gần.

Tập cầm vợt

Tập cầm vợt là bài tập cơ bản mà bất kỳ người chơi cầu vũ nào cũng phải thực hiện thành thạo. Cách cầm vợt đúng là cầm theo chiều nằm ngang, tay thuận xòe hết cỡ cầm sát mặt vợt, còn tay không thuận cầm cổ vợt.  Chiều dẹt của cẳng tay thuận và mặt vợt cùng nằm trên một mặt phẳng, ngón trỏ nằm cách các ngon tay khác là 1cm. Đồng thời, ngón trỏ và ngón cái phải tạo thành một góc nhọn trên cán vợt. 

Một số lưu ý khi chơi cầu lông

Lời khuyên chân thành cho những bạn đam mê chơi vũ cầu tránh những chấn thương không đáng có là:

  • Khởi động cơ bắp chân tay kỹ càng trước khi tham gia tập luyện và thi đấu.
  • Sử dụng băng bó cơ vùng khủy, cẳng chân tay vừa giúp tránh các chấn thương vừa giúp cản mồ hôi.
  • Luyện tập nhuần nhuyễn các kỹ năng chơi cầu lông là điều kiện tiên quyết trước khi tham gia thi đấu.

Hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông và trang phục

Vợt và trang phục là những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong các chiến thắng của một vận động viên vũ cầu. Dưới đây là các cách chọn vợt và trạng phục chơi cầu lông đạt tiêu chuẩn, mời bạn tham khảo.

Cách chọn vợt

Cách chọn vợt cầu vũ.
Cách chọn vợt cầu vũ.
  • Chọn theo thương hiệu: Trên thị trường có rất nhiều mẫu vợt cầu lông từ các thương hiệu khác nhau nhưng không phải mẫu vợt nào cũng đạt chuẩn. Những thương hiệu vợt vũ cầu cao cấp bạn có thể tham khảo là: Victor, Yonex, Lining,...
  • Chọn theo thông số: Khi chọn vợt cầu lông bạn cần chú ý các thông số quan trọng như: Điểm cân bằng, trọng lượng vợt, độ cứng đũa vợt, chu vi cán vợt. Nếu bạn không am hiểu các thông số này nên nhờ người có kinh nghiệm hỗ trợ.
  • Chọn thân vợt phù hợp với lực cổ tay: Lực cổ tay ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ vung vợt. Vì thế, bạn cần căn cứ vào đó để chọn độ cứng, dẻo cho thân vợt. Thông thường, thân vợt cứng phù hợp nhất với VĐV chuyên nghiệp, bán chuyên. Còn thân vợt mềm dẻo phù hợp nhất với người có tốc độ vung chậm như người mới chơi, người lớn tuổi và trẻ em.

Cách chọn trạng phục

Trang phục vừa vặn, thấm hút mồ hôi sẽ giúp người chơi thoải mái, dễ di chuyển trong quá trình thi đấu. Cách chọn trang phục chơi cầu vũ đạt chuẩn là:

  • Trang phục phải đảm bảo chất lượng là thỏa mãn các tiêu chí co giãn ổn định, chống nhăn, thấm mồ hôi nhanh, co giãn tốt, khử mùi tuyệt vời.
  • Kích thước ôm sát người nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái khi di chuyển, chạy nhảy theo các cú đánh.
  • Chất liệu làm trang phục được ưa chuộng nhất hiện nay là mè, cotton,...

Giải cầu lông quốc tế và Việt Nam

Giải thi đấu cầu lông nổi tiếng tại Việt Nam.
Giải thi đấu cầu lông nổi tiếng tại Việt Nam.

Giải vũ cầu nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới gồm có: 

Giải cầu lông thế giới

  • Cup Thomas: Giải Vô Địch cầu lông đồng đội nam của thế giới, do chủ tịch đời đầu của Liên Đoàn Cầu Lông – Công tước Thomas tặng
  • Cup Uber: Giải đấu được tổ chức từ năm 1956, do một nữ VĐV vũ cầu ưu tú của nước Anh tên là Uber hiến tặng.
  • Cup Sudirman: Giải đấu được tổ chức 2 năm 1 lần với 5 nội dung là đôi nam, đôi nữ, đơn nam, đơn nữ và đôi nam nữ.
  • Giải cầu lông vô địch thế giới: Giải đấu do Liên Đoàn Cầu Lông thế giới mời đích danh VĐV có thành tích xuất sắc trong năm tham gia. 

Giải cầu lông Việt Nam

  • Giải cầu lông Việt Nam mở rộng: Giải đấu được tổ chức đầu tiên vào năm 1996. Sau nhiều sóng gió, hiện giải đấu này thuộc hệ thống giải Grand Prix do Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) quản lý.
  • Giải vô địch cầu lông đồng đội toàn quốc: Giải đấu được Liên Đoàn Cầu Lông Việt Nam tổ chức với mục đích tạo cơ hội cọ sát cho các tay vợt. Từ đó, tìm kiếm nhân lực tiềm năng cho đội tuyển cầu công quốc gia.
  • Giải cầu lông CLB toàn quốc: Giải đấu được tổ chức vào hàng 4 hằng năm với quy mô lớn và dành cho nhiều nhóm tuổi như: từ 14 - 30; từ 31 - 40; từ 41 - 45; từ 46 - 50 và từ 51 - 55. 

Trên đây là những thông tin bổ ích và thú vị về bộ môn thể thao cầu lông. Đây là bộ môn thể thao có cách chơi đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng. Nếu bạn muốn chinh phục các giải đấu cầu vũ Việt Nam và thế giới, hãy ghi nhớ luật chơi, cách chơi, cách chọn vợt. Đồng thời thực hiện thuần thục các kỹ thuật chơi cơ bản và nâng cao. Chúc các bạn sớm thực hiện được giấc mơ chinh phục các giải đấu lớn của mình nhé!