Điền kinh luôn tạo được sự thu hút đối với các fan hâm mộ thể thao nói chung. Trong đó, chạy tiếp sức lại là một bộ môn thể thao gay cấn, kịch tính và có độ hấp dẫn cao. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về luật chạy tiếp sức là gì ? Các giai đoạn cũng như cách trao gậy đúng kỹ thuật. Đừng lo lắng vì mọi thông tin hữu ích kể trên sẽ có trong bài viết này của Bongdalu123.net.

Các thông tin giúp bạn hiểu rõ chạy tiếp sức là gì
Các thông tin giúp bạn hiểu rõ chạy tiếp sức là gì

Chạy tiếp sức là gì ?

Chạy tiếp sức là một bộ môn thể thao thi đấu theo thể thức đồng đội. Các thành viên sẽ cùng nhau tham gia chạy và cố gắng giành được chiến thắng. Trong tiếng anh, chạy tiếp sức được gọi là “Relay”. Đây là bộ môn nhỏ trong nhóm điền kinh. Bên cạnh đó, chạy tiếp sức hình thức 4x100m thường sẽ có 4 thành viên mỗi đội.

Đặc biệt, một dụng cụ không thể thiếu trong chạy tiếp sức đó chính là gậy. Các thành viên của mỗi đội cần phải chuyền chiếc gậy lần lượt cho nhau đến khi nào chạm vạch đích. Thành tích sẽ được ghi nhận dựa trên hoàn thành một ván đấu của mỗi đội. 

Theo như quy định, vận động viên đầu tiên sẽ đảm nhận phần chạy khởi động trong một hiệp đấu. Sau đó, 3 thành viên còn lại sẽ lần lượt trao gậy cho nhau. Theo đó, khoảng cách trao gậy sẽ dài khoảng 20m và cách vạch đích đúng 10m. Theo như thống kê, trung bình mỗi đội đạt 2,2 giây cho một lần chuyền gậy.

Đặc biệt, vận động viên thi đấu phải thực hiện chuyền gậy trong khu vực quy định và không chạy ra ngoài cự ly theo luật. Nếu vi phạm, toàn đội sẽ bị trọng tài thổi phạt. Đây cũng là lý do mà việc hiểu rõ rằng chạy tiếp sức là gì và các quy định trong bộ môn thể thao chiếm vai trò quan trọng giúp bạn giành chiến thắng.

Chạy tiếp sức có mấy giai đoạn ?

Việc nắm bắt được các giai đoạn trong bộ môn chạy tiếp sức sẽ giúp vận động viên phân bổ thể lực và chọn vị trí thi đấu thật sự phù hợp với bản thân. Bất cứ thành viên nào trong một đội cũng cần biết rõ về thông tin quan trọng này. Nhìn chung, chạy tiếp sức sẽ bao gồm 5 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn xuất phát: Các vận động viên vào sân và đứng đúng vị trí xuất phát theo quy định để chuẩn bị thi đấu.
Các giai đoạn chính khi chạy tiếp sức
Các giai đoạn chính khi chạy tiếp sức
  • Giai đoạn tăng tốc: Lúc này, tín hiệu bắt đầu thi đấu sẽ vang lên, các vận động viên bắt đầu xuất phát và chạy nhanh về phía vạch đích theo quy định. Trong giai đoạn này, thành viên nên chú ý nhịp thở và nhịp tim của bản thân. Nên hít thở thật sâu để cung cấp đủ lượng oxy cho toàn bộ cơ thể.
  • Giai đoạn chạy giữa quãng: Sau khi xuất phát, các vận động viên sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng. Theo như chuyên gia, vận động viên nên giữ tốc độ ổn định và tập trung chú ý đến nhịp thở của bản thân.
  • Giai đoạn về đích: Sau giai đoạn chạy giữa quãng, mọi thành viên sẽ tập trung chạy bức tốc để chạy thật nhanh đến vận động viên chạy lượt cuối. Theo đó, thành viên thứ 4 sẽ là người hoàn thành giai đoạn này. Khi chạm đến vạch đích cũng là lúc vòng thi đấu này kết thúc.
  • Giai đoạn trao tín gậy: Trong giai đoạn này, thành viên thứ 2 và thứ 3 của mỗi đội sẽ lần lượt thực hiện việc trao gậy cho đồng đội phía trước. Sau khi nhận gậy đúng quy định, vận động viên đó tiếp tục thực hiện vòng chạy của bản thân.

Kỹ thuật chạy tiếp sức hiệu quả nhất

Bên cạnh việc hiểu được ý nghĩa của chạy tiếp sức là gì, các bạn còn cần phải nắm rõ các kỹ thuật cơ bản trong bộ môn này. Không chỉ luyện tập thể lực hằng ngày, bạn còn cần phải trau dồi và mài dũa kỹ thuật chạy của bản thân.

Một số kỹ thuật chạy tiếp sức cơ bản
Một số kỹ thuật chạy tiếp sức cơ bản

Vì là một bộ môn đề cao tính đồng đội, nên việc sắp xếp vị trí của từng thành viên khi thi đấu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Huấn luyện viên và người thi đấu cần phải bàn bạc kỹ lưỡng và sắp xếp vị trí sao cho thật khoa học, hợp lý và đúng chiến thuật. Đây là yếu tố then chốt giúp bạn giành được chiến thắng chung cuộc.

Để có thể lên chiến thuật thi đấu một cách hiệu quả, bạn cần phân tích ưu và nhược điểm của từng vận đồng viên. Từ đó, bạn sắp xếp vị trí của từng người như sau: Thành viên chạy khởi động cần có phản xạ tốt, kỹ thuật xuất phát và trao gậy chuẩn nhất. Người  thứ 2, 3 thì tốc độ và cách phối hợp tốt. Người chạy cuối cần có khả năng bức tốc nhanh nhất trong toàn đội.

Ngoài ra, kỹ thuật chạy tiếp sức hiệu quả còn được chia theo từng giai đoạn của bộ môn này. Lưu ý, chỉ có người chạy đầu tiên phải thực hiện xuất phát thấp với bàn đạp, còn các thành viên khác có thể thực hiện tư thế xuất phát cao.

  • Xuất phát: Thành viên thứ nhất vào vị trí xuất phát, ngón tay cái và trỏ chống lên mặt đường. Đặt chân thuận vào bàn đạp trước và chân còn lại vào bàn đạp sau, đồng thời cầm gậy bằng tay phải. Khi có hiệu lệnh sẵn sàng, hãy nhòm người về phía trước và nâng mông cao hơn vai.
  • Tăng tốc: Thành viên đầu tiên đạp mạnh chân và lao nhanh về phía trước. Tay phải đánh so le với chân và chạy dài hết mức có thể. Cố gắng bức phá để đạt tốc độ chạy nhanh nhất. Vận động viên thứ 2, 3, 4 cố gắng tăng tốc sau khi nhận gậy thành công từ đồng đội.
  • Chạy giữa quãng: Trong giai đoạn này, vận động viên nên chú ý nhịp đánh tay, chân và nhịp thở của bản thân. Cố gắng giữ tâm lý thật bình tĩnh để đạt được tốc độ chạy tốt nhất
  • Về đích: Mỗi thành viên trong đội cần cố gắng bức tốc hết mức có thể nhằm chiếm ưu thế cho đồng đội phía sau về đích nhanh hơn so với đối thủ.
  • Trao tín gậy: Đây là giai đoạn yêu cầu kỹ thuật cao nhất để có thể tiết kiệm thời gian thật hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thực hiện tốt kỹ thuật này theo hai cách trao từ dưới lên trên hoặc ngược lại. Người nhận và người trao gậy cần tập luyện thật kỹ trước với nhau để không làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu.

Đặc biệt, trong bộ môn chạy tiếp sức 4x100m, vận động viên nên thực hiện kỹ thuật chạy đường vòng. Hãy chạy sát mép ô trên đường chạy, đồng thời nghiêng người về bên trái và bàn chân hơi xoay theo cùng chiều trên. Nên nghiêng từ từ và tăng độ nghiêng dần dần.

Những lợi ích khi tham gia trò chơi chạy tiếp sức

Việc chơi bất kỳ một bộ môn thể thao nào cũng giúp bạn có thêm nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chính bản thân và những người xung quanh. Chạy tiếp sức cũng không ngoại lệ, đây là một hình thức hoạt động giúp cơ thể bạn phát triển tốt hơn hằng ngày. Ngoài ra, còn giúp ngăn ngừa bệnh tật một cách tối ưu.

Vô vàn lợi ích khi chạy tiếp sức
Vô vàn lợi ích khi chạy tiếp sức
  • Chạy tiếp sức sẽ giúp bạn phát triển thể lực toàn diện của bản thân
  • Đốt cháy calo trong cơ thể và giúp bạn cải thiện vóc dáng như mong muốn
  • Nâng cao sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn
  • Rèn luyện sự tập trung và tăng trí nhớ cho não bộ
  • Phát triển cơ bắp, tăng chiều cao và xương khớp chắc khỏe hơn
  • Nâng cao tinh thần đồng đội với bạn bè.

Gậy chạy tiếp sức được quy định như thế nào ?

Gậy chạy tiếp theo luật quy định cần rỗng bên trong ống và được đúc từ gỗ, kim loại hoặc các vật liệu khác. Tuy nhiên, phải đảm bảo độ cứng hết mức có thể. Gậy cần có chu vi tầm khoảng 12 - 13cm, và dài từ 28 - 30cm. Vận động viên luôn dùng tay để cầm gậy tiếp sức trong toàn bộ thời gian thi đấu.

Sau khi hoàn tất việc trao và nhận gậy, vận động viên sẽ tiếp tục chạy trong khu vực quy định và cần chờ cho đến khi đối thủ cùng vị trí thi đấu chạy qua. Trong trường hợp bạn rời khỏi khu vực này, bạn sẽ bị phạt nặng và trọng tài sẽ tước quyền thi đấu ngay lập tức. Ngoài ra, nếu như vận động viên va chạm và xô xát nhau trong thời gian thi đấu là vi phạm quy định.

Chạy tiếp sức 4x100m và những luật chơi bạn cần biết

  • Trong quá trình thi đấu, mỗi thành viên phải tuân thủ nghiêm việc chạy đúng ô theo quy định. Tuyệt đối không lấn sang làn chạy của đội bạn, nếu không bạn sẽ bị tính là phạm luật. Vận động viên luôn cầm gậy tiếp sức trong khi chạy, nếu như làm rơi nguy cơ cao là bạn sẽ bị tụt lại phía sau so với đối thủ.
  • Khu vực trao nhận gậy theo quy định dài khoảng 20m. Đặc biệt. Sẽ có dấu kẻ ngang báo hiệu chuẩn bị vào khu vực kể trên. Trong đó, 10m đầu tiên sẽ thuộc về người trao và 10m còn lại thuộc về người nhận gậy.
Luật chơi cơ bản của bộ môn chạy tiếp sức
Luật chơi cơ bản của bộ môn chạy tiếp sức
  • Ngoài thành viên chạy đầu tiên, các vận động viên khác được quyền chạy từ bên ngoài cùng trao gậy và tối đa là 10m. Sẽ có nhiều dấu phân biệt được đánh trong mỗi ô chạy để chỉ rõ giới hạn của từng khu vực.
  • Sau khi trao gậy xong, bạn không được rời khỏi đường chạy để hạn chế tình trạng xô xát và va chạm nhau. Bạn sẽ phải đợi các đội khác hoàn thành việc trao gậy thì mới được rời đi.
  • Trọng tài là thông tin quan trọng tiếp theo giúp bạn hiểu hơn chạy tiếp sức là gì. Họ sẽ là người quan sát và liệt kê lỗi, là đại diện phân xử công bằng liên quan tới các vận động viên khi thi đấu.
  • Đội thi đấu có thể bị loại ngay lập tức nếu như phạm phải các lỗi như: mất tín gậy, xuất phát sai cách, trao - nhận gậy không đúng khu vực quy định ,...
  • Bạn tuyệt đối không nên vượt mặt đối thủ bằng việc xô đẩy hoặc chèn ép. Đặc biệt, vận động viên cũng không được ngăn cản đối thủ vượt qua mình. Một trường hợp khác đó là bạn cản trở đường đua đối thủ bằng bất kỳ hình thức nào thì cũng sẽ bị tước quyền thi đấu ngay lập tức.

Bài viết trên đã mang đến nhiều thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu được chạy tiếp sức là gì. Đây là một môn thể thao hấp dẫn, kịch tính và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì vậy, hãy thử tham gia trò chơi này ngay khi có thể bạn nhé.