Bóng đá 5 người là loại hình bóng đá phong trào khá thịnh hành tại Việt Nam hiện nay. Do sở hữu ít số lượng cầu thủ thi đấu nên sơ đồ chiến thuật cũng sẽ ít đa dạng hơn. Tuy nhiên nếu nắm được cách vận hành chiến thuật đúng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho toàn đội. Trong bài viết ngày hôm nay của Bongdalu123, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các chiến thuật sân 5 hiệu quả, dễ thắng nhất nhé. 

Tại sao nên sử dụng chiến thuật sân 5?

Như đã nói ở phần mở đầu, hình thức bóng đá sân 5 thường sở hữu số lượng cầu thủ thi đấu ít hơn. Chính vì vậy, việc triển khai chiến thuật sẽ có phần đơn giản hơn so với sân bóng đá 11 người. Tuy khá đơn giản nhưng việc điều chỉnh các chiến thuật đá sân 5 thường có độ hiệu quả rất cao.

Tại sao nên sử dụng chiến thuật sân 5?
Tại sao nên sử dụng chiến thuật sân 5?

Trong quá trình thi đấu, các huấn luyện viên sẽ theo dõi tình hình trận đấu cụ thể và đưa ra những điều chỉnh nhất định về chiến thuật nhằm mang lại lợi ích cho đội bóng. 

Mỗi huấn luyện viên sẽ đưa ra các sơ đồ chiến thuật sân 5 khác nhau. Tuy nhiên mọi chiến thuật này đều được vận hành thông qua hai chiến thuật bóng đá cơ bản. Hãy theo dõi phần tiếp theo để khám phá phương pháp cơ bản này nhé. 

Các chiến thuật sân 5 cơ bản

Trong chiến thuật bóng đá tại sân 5 sẽ bao gồm 2 phương pháp cơ bản, cụ thể được trình bày rõ hơn dưới đây:

Chiến thuật tấn công

Chiến thuật tấn công là một trong những chiến thuật đá sân 5 được sử dụng khi một đội bóng cần ưu tiên ghi được bàn thắng. Đây cũng đồng nghĩa với việc các huấn luyện viên sẽ sắp xếp nhiều cầu thủ tấn công hơn trong sơ đồ. 

Chiến thuật giúp mỗi pha bóng tấn công được đảm nhiệm bởi nhiều cầu thủ hơn, gia tăng khả năng ghi bàn một cách tốt nhất. Chiến thuật tấn công thường được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp đội bạn được đánh giá mạnh hơn so với đội đối thủ, việc áp dụng chiến thuật tấn công chắc chắn sẽ có cơ hội ghi được nhiều bàn thắng hơn
  • Trường hợp đội bạn bắt buộc cần có bàn thắng để có được kết quả có lợi thì cũng nên áp dụng chiến thuật tấn công để có kết quả thật tốt. Đặc biệt trong khi đội bóng của mình đang gặp bất lợi thì việc tập trung vào tấn công nhằm ghi được bàn thắng, thay đổi cục diện là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. 

Chiến thuật phòng ngự

Chiến thuật phòng ngự là một loại chiến thuật được sử dụng khi đội bóng cần ưu tiên việc bảo vệ khung thành nhiều hơn, nhất là trong những tình huống tỉ số khá sít sao trong khi trận đấu không còn quá nhiều thời gian.

Khi sử dụng chiến thuật phòng ngự, huấn luyện viên sẽ sắp xếp số lượng cầu thủ tại hàng phòng ngự nhiều hơn trong sơ đồ. Việc này giúp gia tăng một cách tối ưu khả năng phòng ngự của toàn đội bóng, hỗ trợ ngăn chặn các pha tấn công hiểm hóc của đội đối phương. 

Một số trường hợp phổ biến thường được áp dụng chiến thuật này có thể liệt kê cụ thể như sau:

  • Đội bóng của bạn đánh giá yếu hơn so với đội đối thủ. Việc áp dụng chiến thuật phòng ngự, tìm cơ hội phản công sẽ mang lại hiệu quả chiến thắng cao hơn
  • Trường hợp đội bóng của bản thi đấu và giành được kết quả hòa thì có thể áp dụng chiến thuật phòng ngự. Trong hình thức bóng đá 5 người, khi đội tuyển tập trung chơi phòng ngự thì đội đối thủ có thể gặp khó khăn rất nhiều trong việc giành được chiến thắng. 

Một số sơ đồ chiến thuật sân 5 hiệu quả

Để có được một chiến thuật đá sân 5 thông minh và hợp lý thì 5 cầu thủ trên sân cần phải phối hợp và tạo ra sức ép, gây áp lực lên đội bạn. Dưới đây là một số chiến thuật sân 5 anh em có thể tham khảo để xây dựng đội hình tốt nhất. 

Sơ đồ 2-1-1: Chiến thuật đá sân 5 kim tự tháp

Sơ đồ 2-1-1: Chiến thuật đá sân 5 kim tự tháp
Sơ đồ 2-1-1: Chiến thuật đá sân 5 kim tự tháp

Chiến thuật đá sân 5 kim tự tháp (2-1-1) là một loại sơ đồ chiến thuật bóng đá phù hợp với lối chơi phòng ngự. Sơ đồ này sẽ bao gồm 2 cầu thủ hậu vệ đảm nhiệm vị trí phòng ngự. Một tiền đạo sẽ đảm nhiệm vị trí tấn công và chơi tại vị trí cao nhất. 

Tại vị trí trung tâm của đội hình là một tiền vệ có vai trò là cầu nối giữa 2 cầu thủ hậu vệ và tiền đạo. Vị trí tiền vệ trung tâm cũng sẽ sẵn sàng tham gia tấn công và hỗ trợ phòng ngự. 

Chiến thuật này sở hữu một vài ưu điểm cụ thể như sau:

  • Các cầu thủ có thể dễ dàng pressing và ép đối phương ra vị trí biên để đoạt lại bóng
  • Hàng tiền đạo có thể tấn công trực diện hoặc làm tường để hỗ trợ tiền vệ trung tâm dứt điểm từ phía xa
  • Đối với tình huống tấn công, 2 hậu vệ có thể dâng cao một cách đột ngột từ phía dưới lên, tạo ra sự bất ngờ trong các đợt tấn công khác nhau
  • Luôn có ít nhất 1 hậu vệ đảm nhận nhiệm vụ bọc lót tại các tình huống bị đe dọa tấn công
  • Cầu thủ tiền vệ có cơ hội tham gia nhiều tình huống bóng hơn trong sơ đồ 2-2
  • Giải phóng hoàn toàn 1 vị trí tiền đạo để có thể tập trung vào phương án tấn công.

Tuy sở hữu khá nhiều ưu điểm nhưng chiến thuật sân 5 này cũng tồn tại một số nhược điểm cụ thể như sau:

  • Chiến thuật đòi hỏi cần có 1 tiền vệ trung tâm chất lượng, đa năng, vừa hỗ trợ phòng ngự và tham gia hỗ trợ tấn công tại mọi tình huống. 
  • Trong các tình huống tấn công, hậu vệ cần phải phối hợp chặt chẽ với tiền vệ thì mới có thể hỗ trợ một cách tối đa cho tiền đạo. 

Sơ đồ 1-2-1: Chiến thuật sân 5 kim cương đen

Sơ đồ chiến thuật sân 5 tiếp theo được gọi là “Kim cương đen”. Sở dĩ có tên gọi này là vì đội hình này mang đến sự hòa hợp và cân bằng giữa cả hàng tấn công và phòng thủ, tạo nên thế trận chắc chắn giống như những viên kim cương. 

Đội hình này bao gồm 1 cầu thủ chơi tại vị trí hậu vệ, 2 cầu thủ tại vị trí tiền vệ cùng 1 tiền đạo chơi tại vị trí cao nhất. Với 2 tiền vệ chơi ở giữa sân thì đội bóng sử dụng sơ đồ này có thể triển khai quy cách tấn công vô cùng đa dạng và hỗ trợ quá trình phòng ngự cực kỳ tốt. Chính vì vậy, đây là một sơ đồ được áp dụng nhiều nhất. 

Sơ đồ 1-2-1: Chiến thuật sân 5 kim cương đen
Sơ đồ 1-2-1: Chiến thuật sân 5 kim cương đen

Một số ưu điểm của sơ đồ này có thể liệt kê cụ thể như sau:

  • Giúp đội hình triển khai tấn công đa dạng tại vị trí hai bên hành lang biên, giúp tạo ra được nhiều phương hướng chuyền bóng. Điều này có thể khiến đối thủ phải phán đoán nhiều nhằm đưa ra các phương hướng tấn công phù hợp.
  • Đội hình này hỗ trợ các cầu thủ có thể đổi cánh linh hoạt, đảm bảo các đường tấn công trở nên sắc sảo hơn, giúp cho quá trình phòng ngự có thêm chiều sâu.
  • Đội hình giúp cho mỗi cầu thủ có kỷ luật và trách nhiệm rõ ràng. 

Tuy nhiên sơ đồ vẫn tồn tại một số nhược điểm cụ thể như sau:

  • Trường hợp cả 2 tiền vệ cánh của đội bóng thiên về lối chơi tấn công thì hàng phòng thủ có phần hơi mỏng manh. Chính vì vậy, các tiền vệ sẽ luôn phải tuân thủ vận hành chiến thuật một cách kỷ luật nhất.
  • Phía hai tiền vệ cánh cần phải sở hữu kỹ thuật tốt, thể lực dồi dào, nhất là khả năng phối hợp vô cùng ăn ý với nhau. Ngoài ra, bản thân mỗi cầu thủ tiền vệ cần phải tự biết khi nào tấn công, khi nào nên lùi lại để bọc lót hỗ trợ đồng đội dâng lên. 

Sơ đồ 1-1-2: Chiến thuật chữ Y

Sơ đồ chiến thuật tiếp theo giúp các cầu thủ có thể chơi tốt hơn khi ở sân 5 đó chính là sơ đồ chiến thuật chữ Y (hay còn gọi là sơ đồ 1-1-2). Đây là loại sơ đồ biến thể từ sơ đồ chiến thuật kim tự tháp. Trong khi sơ đồ kim tự tháp ưu tiên khả năng phòng ngự thì chữ Y tập trung vào hàng tấn công. Trường hợp đội bóng của bạn được đánh giá cao hơn thì bạn có thể áp dụng sơ đồ chiến thuật này để hạ gục đối phương. 

Một vài ưu điểm của sơ đồ chiến thuật sân 5 chữ Y có thể liệt kê dưới đay:

  • Đội hình chỉ sử dụng 1 hậu vệ duy nhất nên gần như sẽ không xảy ra mâu thuẫn khi tổ chức phòng ngự
  • Đội hình này thường được sử dụng để chơi đối kháng và đối phó với lối chơi pressing. Nguyên nhân là bởi các hậu vệ bên đội đối phương sẽ không dám dâng cao khi áp lực tấn công mạnh.

Tuy nhiên đội hình vẫn tồn tại một số nhược điểm cụ thể như sau:

  • Cầu thủ thi đấu tại vị trí thấp nhất sẽ phải gánh vác nhiệm vụ vừa phòng ngự, vừa khởi phát để tấn công. Chính vì vậy, ngoài yêu cầu cần phải sở hữu kỹ năng và tính kỷ luật cao.
  • Các cầu thủ cần phải sở hữu khả năng đọc trận đấu tốt, nhanh nhẹn thay đổi giữa tấn công và phòng ngự vì có thể rất dễ dẫn tới thế nguy hiểm
  • Đội hình cần sở hữu những cầu thủ chơi ở hàng tấn công tốt để phá được hàng phòng ngự của đối phương. 

Sơ đồ 2-2: Chiến thuật đá sân 5 tứ trụ

Sơ đồ 2-2: Chiến thuật đá sân 5 tứ trụ
Sơ đồ 2-2: Chiến thuật đá sân 5 tứ trụ

Sơ đồ chiến thuật đá sân 5 cuối cùng trong danh sách là chiến thuật đá tứ trụ. Đây được đánh giá là một sơ đồ sở hữu sự cân bằng cao khi 4 cầu thủ trong đội đối phương được tách ra làm 2 khu vực với vai trò phòng thủ và tấn công. Mỗi cầu thủ trong đội hình được phân công quản lý tại một khu vực riêng biệt trên sân thi đấu. 

Ưu điểm của sơ đồ này bao gồm những lợi ích như sau:

  • Chiến thuật góp phần đảm bảo sự cân bằng, chuyển động giữa công và thủ linh hoạt và toàn diện
  • Đội hình giúp xây dựng ý thức của mỗi cầu thủ nhằm hỗ trợ đồng đội một cách tốt hơn 

Tuy nhiên đội hình vẫn sở hữu một số nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:

  • Hàng phòng thủ có thể dễ sơ hở và bị đối thủ xâm nhập 
  • Vai trò và trách nhiệm của từng cầu thủ trong đội hình bị thiếu rõ ràng nên đôi khi hậu vệ sẽ chần chừ trong việc có nên tấn công hay không vì cần phải quan sát trạng thái của hậu vệ còn lại
  • Yêu cầu của hàng phòng thủ trong đội bóng cần phải hiểu nhau sâu sắc, luyện tập với nhau thật kỹ lưỡng trong khoảng thời gian lâu dài mới có thể phối hợp được tốt. 

Tổng kết

Bài viết trên đây của Bongdalu123 đã tổng hợp các sơ đồ chiến thuật sân 5 giúp các đội bóng tổ chức đội hình một cách tốt nhất. Hãy theo dõi trang web ngay hôm nay để đón chờ các kiến thức thể thao bổ ích khác như cầu lông, bóng bàn, bóng rổquần vợt,... bạn nhé!