Cứa lòng là một trong những kỹ thuật bóng đá vô cùng điêu luyện được đông đảo các cầu thủ bóng đá trên thế giới sử dụng để ghi những bàn thắng đẹp mắt và không thể ngăn chặn được trong các trận đấu. Vậy cứa lòng là gì? Hãy cùng Bongdalu123.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết và khám phá kỹ thuật cứa lòng giúp đạt hiệu quả cao nhất nhé. 

Cứa lòng là gì? 

Cứa lòng là một kỹ thuật phổ biến trong bóng đá mà người chơi sẽ thực hiện sút bóng đi theo quỹ đạo đường cong hoặc đường chéo. Bên cạnh đó, cứa lòng cũng để chỉ những cú sút bóng có độ xoáy hoặc để chỉ cả kỹ thuật đá bóng có hình vòng cung. Trong các trận đấu bóng đá, các cầu thủ thường sử dụng những cú cứa lòng ở những tình huống dứt điểm ngoài vòng cấm hay các tình huống đá phạt, tạo ra các đường bóng cong vượt qua hàng rào chắn của đối phương và ghi các bàn thắng vô cùng đẹp mắt. 

Cứa lòng là gì?
Cứa lòng là gì?

Những pha cứa lòng sẽ tạo ra quỹ đạo bóng có đường đi bất ngờ, không thể phán đoán chính xác nên được rất nhiều các cầu thủ lựa chọn trong các trận đấu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện những pha cứa lòng, bất kể cầu thủ nào trên thế giới cũng cần phải mất rất nhiều thời gian luyện tập thì mới có thể thực hiện được những pha cứa lòng đẹp mắt. 

Những bàn thắng ghi được từ những quả cứa lòng đều có lực đi cực kỳ mạnh mẽ, hướng đi cũng khó đoán, đa số các hàng rào chắn của đội bạn đều khó có thể cản phá được những cú cứa lòng này. 

Nên thực hiện pha cứa lòng khi nào? 

Với các pha dứt điểm sử dụng kỹ thuật cứa lòng hiện nay được rất nhiều các cầu thủ thực hiện với các pha phạt góc hay các tình huống phạt đền. Bên cạnh đó, các pha cứa lòng sẽ được thực hiện khi tạt bóng từ ngoài vòng cấm hoặc khi thực hiện các đường căng ngang nhằm tạo ra được những pha bóng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp khung thành đối phương. 

Chưa dừng lại ở đó, những pha cứa lòng trong bóng đá còn thường xuyên được sử dụng khi các cầu thủ thực hiện những đường chuyền bóng dài. Theo thống kê từ các tạp chí bóng đá nổi tiếng, đa số các tình huống dứt điểm tạo nên sự bất ngờ cho khung thành đối phương ở trong các trận đấu đều đa số xuất phát từ kỹ thuật cứa lòng. 

Kỹ thuật cứa lòng như đã phân tích đều có rất nhiều ưu điểm nổi trội khi các cầu thủ đối phương đều không thể nào đoán chính xác được hướng di chuyển của trái bóng. Điều này sẽ giúp đội bóng có được lợi thế rất lớn, có thể ghi được những bàn thắng bất ngờ giúp lật ngược tình huống. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chưa có nhiều cầu thủ có thể thực hiện kỹ thuật cứa lòng thành thục. Thêm vào đó, để có thể thành thạo thực hiện các pha cứa lòng thì chỉ có thể luyện tập chăm chỉ các bài tập đá phạt mỗi ngày. 

Nên thực hiện pha cứa lòng khi nào?
Nên thực hiện pha cứa lòng khi nào?

Hướng dẫn thao tác chuẩn bị để thực hiện cứa lòng chính xác 

Để có thể thành thạo khi thực hiện đá cứa lòng trong các trận đấu thì chúng ta không còn cách nào khác là phải tập luyện chăm chỉ, thường xuyên. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể nhanh chóng có những pha cứa lòng đẹp mắt khi thi đấu. 

Thực hiện chạy đà 

Chạy đà là một bước rất quan trọng khi thực hiện kỹ thuật cứa lòng nên tuyệt đối người chơi bóng đá cần phải đặc biệt chú trọng. Bất kể khi bạn thực hiện cú sút mạnh mẽ và hiểm hóc nào cũng cần phải lấy đà theo hướng hơi thẳng cho đến chính diện với trái bóng. Khi tiến hành thực hiện sút bóng, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý chạy đà hơi chéo góc độ so với khung thành mà bạn đang có mục tiêu. Bạn nên chú ý để khoảng góc dao động từ 75 cho đến 90 độ để khi thực hiện sút phạt thì trái bóng chắc chắn vượt khỏi tầm kiểm soát của thủ thành đối phương, dễ trở thành bàn thắng đẹp mắt hơn. 

Kỹ thuật chân trụ 

Việc đặt chân trụ sẽ giúp tạo được sự vững chãi khi sút phạt giúp cú cứa lòng đúng kỹ thuật hơn. Khi tiến hành đặt chân trụ để thực hiện sút phạt thì bạn nên đặt chân trụ ngang với trái bóng, nhưng lưu ý là nên đặt chân trụ hơi lệch một chút so với khung thành mà bạn đang hướng đến. 

Khi thực hiện sút phạt, sẽ có tình huống bóng đi hướng phải vòng ra bên ngoài sau đó đổi quỹ đạo xoáy thẳng về phía khung thành. Nếu bạn lựa chọn đặt chân trụ thẳng với hướng góc của cầu môn đối phương, khi bạn đưa bóng về hướng đó thì hướng di chuyển của pha bóng sẽ xoáy thẳng vào giữa khung thành, điều này sẽ khiến thủ môn đối phương dễ dàng bắt bài và phán đoán pha bóng của bạn, và hoàn toàn có thể cản phá pha bóng một cách dễ dàng. 

Hướng dẫn thao tác chuẩn bị để thực hiện cứa lòng chính xác
Hướng dẫn thao tác chuẩn bị để thực hiện cứa lòng chính xác

Tư thế sút bóng chuẩn kỹ thuật cứa lòng 

Sau khi đã xác định thuần thúc các bước, tiếp theo chúng ta cần phải lựa chọn tư thế sút phạt thật phù hợp, nhằm mục đích có được những điểm tiếp xúc bóng hoàn hảo nhất. Nghiên cứu của các chuyên gia bóng đá cho rằng vị trí thuận lợi của một cú cứa lòng sẽ là điểm mà cầu thủ cần hơi nghiêng người, trọng tâm của cầu thủ khi đó sẽ dồn vào phía chân trụ, đồng thời cầu thủ sẽ có tư thế hơi khuỵu gối. Tiếp theo đó chân để sút sẽ vung hình vòng cung và cắt qua chân trụ để tạo được độ xoáy nhất định cho trái bóng. 

Khi cầu thủ thực hiện cứa lòng bằng má trong thì cách tốt nhất là nên sử dụng một lực sút thật mạnh từ chân. Các động tác cứa lòng đẹp mắt phải là những cú sút phạt mà bóng đi xoáy với tốc độ nhanh. Nếu cú cứa lòng chưa đủ nhanh thì sẽ rất dễ bị thủ môn đội bạn đoán được và cản phá thành công. Lực sút bóng của đôi chân chính là yếu tố quan trọng quyết định lớn tới việc một cú sút phạt có thể trở thành bàn thắng hay không. 

Điểm chạm bóng khi thực hiện cứa lòng 

Điểm chạm bóng khi thực hiện cứa lòng cũng là một yếu tố mà bạn cần đặc biệt lưu ý để có thể tạo được những pha sút phạt đẹp mắt. Khi bạn sút bóng không đơn giản là bạn sút bừa vào bất kỳ vị trí nào trên trái bóng. Khi xác định được chính xác điểm chạm bóng thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng thực hiện được kỹ thuật cứa lòng, bạn cần cố gắng cuộn lòng bàn chân từ phía bên sau đó di chuyển từ trái qua phải, từ dưới lên trên để tạo độ xoáy và độ cắm cho trái bóng. 

Điểm qua những kỹ thuật cứa lòng mang lại hiệu quả cao

Điểm qua những kỹ thuật cứa lòng mang lại hiệu quả cao
Điểm qua những kỹ thuật cứa lòng mang lại hiệu quả cao

Có ba kỹ thuật đá cứa lòng phổ biến hiện nay, mỗi cách có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một kỹ thuật phù hợp. 

Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má trong 

Kỹ thuật sút bóng bằng má trong sẽ đảm bảo độ chính xác cao và lực sút cực mạnh. Để có thể làm được điều này thì các cầu thủ cần phải tập luyện các thao tác, từ thao tác tay, cho đến chân trụ và chân sút. Đặc biệt các tư thế cần phải chuẩn chỉ, nhuần nhuyễn thì mới tạo được những cú sút bóng đạt hiệu quả cao. Những lưu ý khi áp dụng kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má trong cụ thể như sau:

Lấy đà: Người chơi cần đặt bóng vào vị trí sau đó lấy đà từ 3 cho đến 5 bước chân. 

Điểm tiếp xúc bóng: Khi thực hiện kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má trong thì lòng bàn chân (má trong bàn chân) sẽ tiếp xúc với trái bóng, tùy theo điểm tiếp xúc của bàn chân mà bóng sẽ đi bổng hay đi sệt,... 

Động tác ở chân trụ: Khi thực hiện sút bóng xoáy bằng má trong thì người chơi nên lựa chọn chân không thuận để làm chân trụ, sử dụng hướng đứng với trái bóng từ 120 độ cho đến 140 độ. Sau khi đã có tư thế đứng thành công thì cần chạy đà và dậm trụ. Một lưu ý nho nhỏ đó chính là chân trụ cần phải son song với trái bóng, khoảng cách cách từ 20 đến 25 cm. 

Động tác ở chân sút: Chân thực hiện sút bóng cần phải vung thật mạnh từ phía sau của quả bóng, hơi nảy người về phía trước nhằm tạo lực sút bóng và điều khiển bóng đi xa hơn. 

Động tác để tay: Nhằm giữ thăng bằng sau khi sút bóng thì khi thực hiện sút tay phía sau chân trụ cần phải vung cao ngang với vai, tay còn lại thì thả tự do. 

Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má ngoài 

Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má ngoài sẽ áp dụng cho các tình huống dứt điểm từ xa hoặc các tình huống vô lê từ giữa sân. Để có thể thực hiện kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má ngoài thì cần phải đặc biệt chú ý đến điểm tiếp xúc giữa chân và trái bóng. Cầu thủ sẽ sử dụng má ngoài của bàn chân và nếu chạm bóng ở tâm bóng thì bóng sẽ đi ngang, ngược lại nếu chạm ở 1/3 trái bóng thì bóng sẽ đi bổng. 

Ưu điểm của kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má ngoài đó chính là khiến trái bóng có độ xoáy mạnh hơn, bóng cũng đi căng hơn so với các pha sút phạt khác. Tuy nhiên, một nhược điểm của kỹ thuật này đó chính là tương đối phức tạp và khó thực hiện hơn so với kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má trong, nhiều cú sút phạt không đảm bảo được độ chính xác. Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má ngoài cũng gần tương tự với kỹ thuật cứa lòng bằng má trong, chỉ khác ở điểm tiếp xúc với trái bóng không phải ở má trong mà nằm ở má ngoài. 

Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má ngoài
Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng má ngoài

Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng mu bàn chân 

Kỹ thuật sút bóng xoáy bằng mu bàn chân cũng là một trong những kỹ thuật cứa lòng phổ biến được nhiều cầu thủ áp dụng. Tuy nhiên, so với hai kỹ thuật cứa lòng bên trên thì đường đi của trái bóng có độ xoáy không mạnh bằng và dễ bị thủ môn đội bạn bắt bài hơn. 

Khi thực hiện kỹ thuật sút bóng xoáy bằng mu bàn chân thì chân trụ sẽ là chân không thuận, mũi chân của cầu thủ sẽ hướng về phía trái bóng ở điểm mà cầu thủ mong muốn, sau đó cầu thủ có thể thực hiện sút bằng mu bàn chân thuận. Chân sút sẽ vút theo hình vòng cung vào góc dưới bên phải của trái bóng. Sau khi bóng đã vuốt lên, chân phải của cầu thủ sẽ đá theo vòng cung thuận và có độ cao đến ngang ngực. Điểm rơi của chân phải sẽ ở phía bên trái chân trụ hay còn gọi là tréo chân. 

Lời kết 

Như vậy chắc hẳn bạn đã có đầy đủ câu trả lời cho câu hỏi cứa lòng là gì sau khi theo dõi nội dung của bài viết. Nhìn chung kỹ thuật cứa lòng trong bóng đá là kỹ thuật tương đối khó và có sự phức tạp nhất định khi thực hiện. Vì thế, để có được những pha cứa lòng đẹp mắt thì các bạn nên thường xuyên tập luyện để đạt được mục tiêu nhé.

Đừng quên truy cập vào Bongdalu123.com mỗi ngày để cập nhật những tin tức thể thao nóng hổi, hấp dẫn vế các giải đấu hàng đầu hiện nay như Cúp C1, Ngoại hạng Anh, V-Leguea,...