Với những người am hiểu bóng đá, cụm từ “Hooligan” có lẽ là một khái niệm không còn quá xa lạ. Vậy Hooligan là gì? Hãy cùng Bongdalu123 giải mã chi tiết thuật ngữ này trong bài viết bên dưới nhé.
Giải nghĩa Hooligan là gì?
Khi theo dõi các trận bóng đá, có rất nhiều thuật ngữ đi kèm mà chúng ta chưa chắc đã hiểu rõ, một trong số đó là Hooligan. Vậy hooligan là gì?
Hooligan được giải thích là một đối tượng thường gây rối, tham gia các hoạt động bạo lực, đặc biệt là trong những sự kiện thể thao” theo từ điển Oxford. Cách gọi “hooligan” được bắt nguồn từ cuối năm 90 thuộc thế kỷ 19. Ban đầu, thuật ngữ này dùng để chỉ những tay chơi thường xuyên lang thang trên mọi ngóc ngách của con phố. Sau thời điểm đó, ý nghĩa của từ này đã được thay đổi một chút, dùng để chỉ một người hay một nhóm người thực hiện các hành vi phá hoại, gây rối loạn trật tự trong các trận đấu thể thao.
Mặc dù “hooligan” gắn liền với các môn thể thao, đặc biệt là trong bóng đá. Nhưng hiện tượng bạo lực thể thao lại xuất hiện từ cách đây rất lâu, trước cả khi xuất hiện thuật ngữ “hooligan”. Sự kiện bạo lực thể thao diễn ra tại Constantinople - Thủ đô của Đế chế La Mã cổ đại là một ví dụ điển hình, trong đó hai phe cổ động viên của hai tuyển đua ngựa The Blues và Greens đã tham gia vào cuộc bạo loạn Nika trong vòng 1 tuần. Hậu quả của cuộc bạo loạn đã khiến gần nửa thành phố bị phá hủy với hàng chục nghìn người đã thiệt mạng.
Thế nào là Hooligan bóng đá?
Theo cách giải thích ở bên trên, Hooligan bóng đá dùng để chỉ một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng sử dụng hành vi bạo lực trong trận bóng, Một số hành vi bạo lực có thể liệt kê như đốt pháo sáng, ném đồ vật vào sân thi đấu, gây hấn với các cổ động viên khác hoặc với trọng tài đang điều khiển trận đấu.
Từ những năm 1960, vương quốc Anh đã nổi tiếng trên toàn thế giới về chủ nghĩa hooligan, chủ nghĩa này còn được gọi là “British Disease” (Căn bệnh Anh). Từ khoảng những năm 1980 và 1990, chính phủ nước Anh đã tổ chức một cuộc trấn áp diện rộng đối với nạn hooligan.
Tại Mỹ, hiện tượng hooligan cùng các sự kiện bạo lực khác thường hiếm khi xảy ra bởi đất nước này áp dụng các hình phạt pháp lý vô cùng nghiêm ngặt. Những câu lạc bộ được xây dựng khu vực chung cho người hâm mộ, các điều luật cấm sử dụng vũ khí cùng việc kiểm soát chính trị, giai cấp, tôn trọng chủng tộc tôn giáo được phổ biến vào nền văn hóa thể thao nước Mỹ.
Không chỉ diễn ra tại Anh, Italia, hiện tượng hooligan còn lan ra Nga và nhiều nước Đông u. Nhiều phần tử phát xít trà trộn vào nền bóng đá nước Nga và tạo ra những vụ ẩu đả tại Moscow cùng nhiều thành phố khác. Bên cạnh đó nạn hooligan tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng bùng phát rất mạnh dẫn tới việc khó kiểm soát. Điển hình nhất là những vụ đụng độ giữa cổ động viên của đội Fenerbahce với các đội Galatasaray, Besiktas, Trabzonspor,...
Tác hại của Hooligan là gì?
Sau những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng nạn Hooligan vẫn là một chiếc “ung nhọt” trong nền thể thao. Hiện tượng này đã dấy lên một hồi chuông lo ngại về quy trình đảm bảo an ninh của nền thể thao, đặc biệt là bóng đá.
Hooligan có thể gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế do nhà nước phải điều động một lực lượng an ninh lớn để có thể ngăn chặn sự cố. Đặc biệt, những thiệt hại về tài sản cho hooligan gây ra cũng sẽ mất khá nhiều thời gian để khôi phục lại hoàn toàn.
Bên cạnh đó, nạn hooligan có thể khiến cho những người tham gia bị thương nặng, thậm chí là thiệt mạng, gây ra nhiều thiệt hại về dân số một cách nghiêm trọng. Tại nhiều quốc gia ở Trung và Đông âu, các bậc phụ huynh thường lo ngại cho con cái đi xem các trận bóng đá để tránh hiện tượng bạo loạn.
Những vụ án Hooligan bóng đá gây chấn động
Trong lịch sử thế giới đã từng ghi nhận rất nhiều sự kiện hooligan. Vậy những thảm họa hooligan là gì, diễn ra ở đâu suốt chiều dài phát triển của thời đại, hãy cùng điểm qua một số sự kiện nổi bật nhất ngay dưới đây:
Thảm họa sân Lima
Thảm họa trên sân Lima là một trong số những vụ án hooligan khét tiếng nhất trong lịch sử. Sự kiện này được coi là sự kiện thảm khốc nhất kể từ khi xuất hiện thuật ngữ hooligan vì đã gây ra cái chết của 358 người và làm hơn 500 người bị thương.
Nguyên nhân dẫn tới thảm kịch tại sân vận động quốc gia Lima đó chính là đội nhà Peru đã bại trận dưới tuyển Argentina ngay trong trận đấu giành được tấm vé tham dự Olympic. Tại phút 88, trọng tài đã không công nhận bàn thắng của đội nhà Peru, chính điều này đã tạo nên làn sóng phẫn nộ của các cổ động viên trên khán đài, khiến họ kịch liệt lao vào sân để phản đối kết quả.
Thảm kịch sân chủ nhà Haiti
Ngày 06/12/1976, Đội chủ nhà Haiti đã thi đấu với tuyển Cuba tại vòng loại World Cup. Mọi chuyện diễn ra vô cùng bình thường cho tới khi cổ động viên của đội Cuba đốt pháo nhằm ăn mừng bàn thắng. Điều này khiến cho các cổ động viên khác trên sân nhầm lẫn đó là tiếng súng nên lao tới tấn công một nhân viên an ninh.
Nhân viên an ninh sử dụng súng để trấn an bọn bạo loạn, nhưng súng vô tình bị cướp cò và gây ra cái chết thương tâm của 2 đứa trẻ. Cuộc bạo lực tiếp tục nổ ra và gây nên cái chết của 4 người nữa. Mặc dù chỉ là một hành động ăn mừng bàn thắng, nhưng đây lại là một hành vi tạo ra khởi nguồn của bạo loạn bóng đá, gây ra những mất mát vô cùng đau thương.
Thảm kịch Heysel
Một trong những thảm kịch hooligan lớn nhất lịch sử bóng đá đó chính là thảm kịch Heysel, diễn ra tại sân vận động Heysel của Bỉ vào năm 1985. Nguyên nhân dẫn tới vụ thảm kịch này bắt nguồn từ 14 cổ động viên của Liverpool đã chủ động gây sự với cổ động viên của câu lạc bộ Juventus sau sự thua cuộc của Liverpool.
Vụ việc này đã gây nên cái chết của 39 người, đa phần trong số này là cổ động viên của câu lạc bộ Juventus, làm bị thương hơn 600 người. Thảm họa này đã khiến cho các câu lạc bộ tại Anh cấm thi đấu tại khu vực ngoài lãnh thổ nước Anh trong suốt một khoảng thời gian dài. Việc này đã kéo nền bóng đá Anh xuống đáy vực sâu và phải mất rất nhiều năm mới có thể khôi phục lại được.
Thảm họa sân Hillsborough
Thảm họa sân Hillsborough cũng chính là một trong những thảm họa hooligan khủng khiếp nhất được nhắc tới trong danh sách này. Vụ việc đã gây ra làn sóng phẫn nộ của dư luận Anh trong một khoảng thời gian dài do sự tắc trách trong công tác tổ chức.
Vụ việc diễn ra trong vòng bán kết FA Cup của Liverpool và Nottingham. Mặc dù sân vận động đã được lấp đầy khán giả nhưng phía cảnh sát vẫn cho phép hơn 5000 fan tiến vào sân. Không gian chật hẹp cộng với việc các sân bóng được lắp thêm hàng rào đã khiến rất nhiều người bị mắc kẹt và không thể thoát ra. Cuối cùng mọi người đã dẫm đạp lên nhau, nhiều nạn nhân xấu số bị dẫm đạp và tạo ra con số thương vong gần 100 người.
Thảm họa sân Accra
Phi vụ hooligan điển hình nhất của thế giới bóng đá không thể không nhắc tới thảm họa tại sân vận động quốc gia thuộc thủ đô Accra. Ngay trong trận đấu giữa câu lạc bộ Hearts of Oak và Asante Kotoko năm 2001, cuộc khủng hoảng giữa các cổ động viên khi chỉ còn 5 phút kết thúc trận đấu đã gây ra sự thương vong lên tới 126 người.
Một bộ phận fan của Asante Kotoko do không phục kết quả của trận đấu đã phá toàn bộ ghế trên khán đài và ném xuống sân. Lúc này cảnh sát đã đáp trả lại họ bằng súng hơi cay và đạn cao su. Chính điều này đã dấy bùng lên thảm họa. Hàng chục nghìn người xô đẩy và dẫm đạp nhau gây ra thảm cảnh và hàng trăm người khác bị thương.
Thảm họa sân Kanjuruhan
Lần đầu tiên Đông Nam Á chứng kiến thảm họa Hooligan là trong trận đấu giữa Arema FC cùng Persebaya Surabaya tại giải đấu vô địch quốc gia. Cũng vì nguyên nhân thất vọng với kết quả, các cổ động viên của câu lạc bộ Arema FC đã tràn xuống phía sân bóng để thể hiện sự bất bình. Thậm chí một số thành phần quá khích đã liên tục đốt pháo sáng, đốt cháy cơ sở vật chất và các xe cảnh sát.
Thảm kịch xảy ra với sự thương vong lên tới con số hơn 100. Vụ việc này đã khiến cho liên đoàn bóng đá FIFA tước quyền đăng cai U20 World Cup 2023 của đội tuyển Indonesia.
Tổng kết
Sau bài viết trên đây của Bongdalu123, chúng ta đã phần nào hiểu được thuật ngữ hooligan là gì cùng những tác động tiêu cực của nó tới đời sống xã hội. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã bổ sung kiến thức hữu ích tới bạn đọc.