Với những người hâm mộ bóng đá Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, Liên đoàn Bóng đá châu Á đã không còn quá xa lạ. Đây là cơ quan quản lý của các liên đoàn bóng đá ở nhiều quốc gia trong khu vực. Để hiểu rõ hơn về AFC, từ lịch sử hình thành, các thành viên trực thuộc cho đến những tranh cãi, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bongdalu123 nhé.
Tổng quan về Liên đoàn Bóng đá châu Á
Liên đoàn Bóng đá châu Á có tên tiếng Anh là Asian Football Confederation (AFC). Đây là thành viên trực thuộc Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA), tổ chức bóng đá quyền lực nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Vậy nên có thể nói, AFC chính là cơ quan quản lý quyền lực nhất của bóng đá châu Á với 46 quốc gia thành viên.
AFC được thành lập với nhiệm vụ tổ chức vòng loại FIFA World Cup và các giải đấu bóng đá thuộc khu vực châu Á. Về luật bóng đá, nhiệm vụ này do Ủy ban Bóng đá Thế giới ban hành nên Liên đoàn Bóng đá châu Á không phụ trách vai trò này. Hiện nay, trụ sở của AFC được đặt tại Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia.
Bên cạnh đó, AFC còn là đơn vị tổ chức của giải AFC Asian Cup, giải đấu cấp quốc gia được đánh giá cao nhất ở khu vực châu Á, các giải đấu U các lứa tuổi châu Á, bóng đá trong nhà cả nam lẫn nữ. Đồng thời, Liên đoàn Bóng đá châu Á cũng thường tổ chức các giải thưởng để vinh danh tập thể, cá nhân xuất sắc như Cầu thủ trẻ xuất sắc, cầu thủ xuất sắc, huấn luyện viên xuất sắc,...
Nhìn chung, Liên đoàn Bóng đá châu Á là cơ quan quản lý cực kỳ quan trọng đối với bóng đá châu Á. Với 47 Liên đoàn, thành viên trực thuộc nên AFC có tiếng nói quyền lực trong việc chi phối nền bóng đá toàn châu lục.
Lịch sử của AFC
Ngày 8/5/1954, Liên đoàn Bóng đá châu Á chính thức được thành lập tại thủ đô Manila, Philippines. Những thành viên sáng lập nên tổ chức là Việt Nam Cộng hòa, Miến Điện (Myanmar), Indonesia, Philippines, Singapore, Trung Hoa Dân quốc, Hong Kong thuộc Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Afghanistan, Pakistan, Israel, Iran và Ấn Độ.
Sau đó, một phận của AFC là Liên đoàn Bóng đá nữ châu Á (ALFC) được thành lập độc lập vào tháng 4 năm 1968 trong một cuộc họp giữa Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia và Singapore.
Đến năm 1986, ALFC và AFC chính thức sáp nhập. Giải đấu Cúp bóng đá nữ châu Á được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1975, cũng như Giải vô địch bóng đá nữ U16 châu Á và Giải vô địch bóng đá nữ U19.
Các thành viên thuộc Liên đoàn Bóng đá châu Á
Như Bongdalu 123 đã thông tin, Liên đoàn Bóng đá châu Á có tất cả 47 liên đoàn thành viên, chia thành 5 khu vực. Một số quốc gia đề xuất nên có Liên đoàn Tây Nam Á nên đã tách riêng khỏi AFC. Còn lại 5 Liên đoàn thuộc quản lý của AFC bao gồm:
- Liên đoàn bóng đá Tây Á (WAFF) - 12 thành viên: Bahrain, Iraq, Jordan, Ả Rập Xê Út, Syria, Oman, Kuwait, Liban, Palestine, Qatar, Syria, Yemen và UAE.
- Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) - 12 thành viên: Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Philippines, Singapore (các thành viên sáng lập), Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Lào (cùng gia nhập năm 1996), Đông Timor (gia nhập năm 2004) và Úc (gia nhập năm 2013).
- Liên đoàn bóng đá Đông Á (EAFF) - 10 thành viên: Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau, Mông Cổ, Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Quần đảo Bắc Mariana.
- Liên đoàn bóng đá Nam Á (SAFF) - 7 thành viên: Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Bhutan.
- Liên đoàn bóng đá Trung Á (CAFA) - 6 thành viên: Afghanistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan.
Tuy nhiên, trong lịch sử của Liên đoàn Bóng đá châu Á cũng từng có 4 quốc gia đã rời khỏi. Đầu tiên, Israel gia nhập từ năm 1954 - 1974, sau đó bị trục xuất khỏi toàn bộ giải đấu của AFC vào năm 1974 sau lời đề xuất của Kuwait. Đề xuất này nhận được số phiếu thuận là 17 phiếu, 13 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Thời điểm đó, các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo đều tẩy chay, quả quyết từ chối thi đấu với Israel. Năm 1994, Israel gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu u UEFA.
Tiếp theo, New Zealand từng là thành viên của Liên đoàn Bóng đá châu Á năm 1964. Thế nhưng, quốc gia này đã tách ra và thành lập Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương vào năm 1966. Kazakhstan cũng chuyển sang Liên đoàn bóng đá châu u từ năm 2002. Trong khi đó, Bắc Yemen thì hợp nhất với Nam Yemen để thành 1 quốc gia duy nhất là Yemen.
AFC tổ chức những giải đấu nào?
Liên đoàn Bóng đá châu Á bên cạnh vai trò quản lý các Liên đoàn và nền bóng đá châu Á, họ còn tổ chức những giải đấu lớn với quy mô quốc tế để các đội bóng, câu lạc bộ đến từ nhiều quốc gia trong khu vực tranh tài.
Câu lạc bộ
Giải đấu cấp câu lạc bộ lớn nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á là AFC Champions League. Giải đấu được tổ chức lần đầu vào mùa giải 2002 - 2003, kết hợp của Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á và Cúp vô địch bóng đá châu Á. Tại đây, 1 trong 4 đội hàng đầu của mỗi quốc gia sẽ tham gia thi đấu để chọn ra câu lạc bộ hàng đầu châu Á.
Ngoài ra, AFC còn tổ chức giải đấu Cúp AFC, được tổ chức từ năm 2004 và Cúp Chủ tịch AFC, được tổ chức từ năm 2005. Sau đó, cả hai giải đấu được sáp nhập vào thành Cúp AFC trong mùa giải 2014-2015.
Bên cạnh đó, hàng năm Liên đoàn Bóng đá châu Á cũng điều hành một cuộc thi câu lạc bộ Futsal châu Á là Giải vô địch Futsal các câu lạc bộ châu Á.
Quốc tế
Liên đoàn Bóng đá châu Á điều hành cả Cúp Bóng đá châu Á, Cúp Bóng đá nữ châu Á cũng như Cúp Bóng đá Đoàn kết Châu Á. Cả 3 giải đấu này đều được tổ chức theo thời gian 4 năm 1 lần.
Chưa hết, AFC cũng phụ trách tổ chức các hình thức bóng đá khác như các giải bóng đá trẻ quốc tế ở độ tuổi khác nhau (ví dụ: U23), Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Á, Giải vô địch Futsal châu Á, vòng loại châu Á cho World Cup, FIFA Women's World Cup và cho Thế vận hội mùa hè Olympic.
Không những vậy, ngoài các giải đấu quốc tế do Liên đoàn Bóng đá châu Á điều hành, mỗi một Liên đoàn trong khu vực cũng sẽ tổ chức giải đấu riêng cho các đội tuyển quốc gia: Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, Giải vô địch bóng đá Nam Á, Cúp bóng đá Đông Á, Giải vô địch bóng đá Tây Á và Giải vô địch bóng đá Tây Á.
Một số tranh cãi liên quan đến AFC
Là một cơ quan bóng đá lớn, thường xuyên tổ chức các giải đấu có quy mô khắp châu Á nên việc gặp phải những tranh cãi là điều không thể tránh khỏi. Đáng chú ý, những lùm xùm lớn của Liên đoàn Bóng đá châu Á hầu hết đều có liên quan đến vấn đề chính trị giữa các quốc gia thành viên. Cùng tìm hiểu một số ồn ào mà AFC từng gặp phải nhé.
AFC Champions League 2020
Ở AFC Champions League 2020, AFC đã gửi một bức thư đến Liên đoàn Bóng đá Cộng hòa Hồi giáo Iran vào ngày 17/1/2020. Nội dung của bức thư thông báo rằng các đội bóng từ Iran không được phép tổ chức các trận đấu tại sân nhà vì lo ngại về vấn đề an ninh.
Điều này khiến Iran cảm thấy bất bình. Toàn bộ 4 đội bóng Iran tuyên bố sẽ rút khỏi AFC Champions League nếu Liên đoàn Bóng đá châu Á không gỡ bỏ lệnh cấm. Sau đó, AFC đã xuống nước và thông báo vào ngày 23/1/2020 rằng các đội bóng của Iran sẽ tạm thời đá sân khách ở 3 lượt trận đầu tiên trong vòng bảng, để họ có thời gian đánh giá lại về các mối lo ngại an ninh.
Israel bị trục xuất vì chiến tranh Yom Kippur
Bóng đá được ví như một môn thể thao mang tính giải trí cao. Nhưng một khi đã mang quy mô quốc tế, nhiều trường hợp vẫn có sự can thiệp của chính trị. Giải đấu Cúp Bóng đá châu Á là một điển hình, và trường hợp của đội bóng Israel là một ví dụ.
Quốc gia này cũng từng là một thành viên của Liên đoàn Bóng đá châu Á. Tuy nhiên, vào năm 1974, họ đã bị khai trừ khỏi AFC sau thất bại của người Hồi giáo và Ả Rập ở chiến trận Yom Kippur. Israel bị “tẩy chay” và phải thi đấu ở Liên đoàn Bóng đá châu Đại Dương (OFC) trước khi trở thành thành viên của Liên đoàn Bóng đá châu u (UEFA) năm 1990.
Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên
Từ trước đến nay, chúng ta luôn biết rằng quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên không mấy hòa bình. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở trong bóng đá. Căng thẳng giữa hai miền trong vòng loại World Cup 2010 dẫn tới việc Triều Tiên từ chối đón tiếp đội tuyển Hàn Quốc, không chơi quốc ca và từ chối treo cờ. Phản ứng mạnh mẽ của Triều Tiên tạo nên kết quả là các trận đấu trên sân nhà của họ đều được chuyển tới Thượng Hải.
Đến vòng loại World Cup 2022, sự việc lần đầu xảy ra trong lịch sử khiến ai nấy đều bất ngờ. Triều Tiên miễn cưỡng đồng ý tiếp đón đội tuyển quốc gia Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên vẫn ban lệnh cấm các người hâm mộ vào sân vận động. Cuối cùng, trận đấu kết thúc với tỷ số hòa chung cuộc.
Với những tranh cãi cũng như chèn ép, Hàn Quốc thông báo rút lui khỏi đường đua giành quyền đăng cai FIFA World Cup nữ 2023 và cáo buộc Triều Tiên can thiệp chính trị vào thể thao. Triều Tiên sau đó không có bất kỳ động thái đáp trả nào. Vì vậy, Liên đoàn Bóng đá châu Á đã quyết định rút quyền đăng cai tổ chức AFC Cup 2019 ở Triều Tiên.
Lời kết
Bên trên là toàn bộ bài viết liên quan đến Liên đoàn Bóng đá châu Á. Chúng tôi hy vọng bạn đã “thu thập” thêm được những kiến thức bổ ích liên quan đến AFC nói riêng và bóng đá nói chung.
Ngoài ra, những tin tức thú vị, nóng hổi về bóng đá thế giới cũng như tỷ số các trận đấu sẽ liên tục được cập nhật tại Bongdalu123. Đừng ngần ngại mà truy cập vào chuyên trang của chúng tôi để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé.