Một trong những chủ đề liên quan tới lĩnh vực bóng đá có ảnh hưởng trực tiếp tới cầu thủ đó chính luật công bằng tài chính. Trên thực tế, đã có không ít những đội bóng dính án phạt và bị truyền thông lên án bởi điều luật này? Vậy đây là các quy định như thế nào? Hãy cùng Bongdalu123 khám phá câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé. 

Giải nghĩa luật công bằng tài chính là gì?

Thế giới bóng đá hiện đại luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt. Thực trạng này đòi hỏi cần có một công cụ để đảm bảo tính công bằng cả về chất lượng lẫn quản lý tài chính của câu lạc bộ. Chính vì vậy, luật công bằng tài chính đã ra đời nhằm giải quyết tất cả các vấn đề đó. 

Giải nghĩa luật công bằng tài chính là gì?
Giải nghĩa luật công bằng tài chính là gì?

Bộ luật này còn được gọi với tên tiếng Anh là Financial Fair Play (FFP) bao gồm những quy tắc được Liên đoàn

Bóng đá châu Âu UEFA phát hành và áp dụng vào năm 2011 với mục đích giám sát, kiểm soát hoạt động quản lý tài chính của tất cả câu lạc bộ tại các giải đấu châu  u. 

Luật FFP được ban hành nhằm đảm bảo tính cân bằng trong quản lý tài chính giữa các câu lạc bộ, tránh sự mất công bằng bởi quyền lực cùng sự giàu có của một số câu lạc bộ lớn trên thế giới. Bộ luật này bao gồm một số điều khoản chính bao gồm: 

  • Một câu lạc bộ bắt buộc phải công khai minh bạch tài chính, số tiền hoa hồng, toàn bộ quá trình chuyển nhượng,...
  • Trường hợp câu lạc bộ lỗ hơn 100 triệu Euro thì đây là tình trạng đáng báo động. Vì vậy mọi câu lạc bộ cần phải quản lý tài chính hợp lý và không để vượt quá con số này.
  • Mọi hình phạt áp dụng cần phải được thực hiện nhanh chóng

Sau khi trải qua 12 năm hoạt động, vào ngày 7/4/2022, UEFA đã đưa ra một số thay đổi mới về các điều khoản trong bộ Luật. Một số thay đổi liên quan tới hoạt động của các câu lạc bộ, toàn bộ chi phí để trả lương, chuyển nhượng và trả hoa hồng cho phía đại diện của cầu thủ không quá 70% doanh thu một mùa giải. 

Những quy định mới được thay đổi với mục đích ngăn chặn trường hợp câu lạc bộ chi trả nhiều tiền trong việc chiêu mộ, trả lương cho cầu thủ, đồng thời củng cố một môi trường bóng đá cân đối và công bằng. 

Các hình thức phạt trong luật công bằng tài chính

Để đảm bảo các câu lạc bộ đều tuân thủ luật công bằng tài chính, UEFA đã thiết lập một số các biện pháp nhằm xử phạt nghiêm chỉnh các câu lạc bộ đã vi phạm điều luật. Các biện pháp bao gồm việc cấm tham gia mọi giải đấu châu Âu, có thể giảm số lượng cầu thủ đăng ký hay giới hạn số lượng cầu thủ có trong đội hình. Bên cạnh đó, hình thức phạt cũng bao gồm việc hạn chế các khoản chi tiêu khi chuyển nhượng. 

Các hình thức phạt trong luật công bằng tài chính
Các hình thức phạt trong luật công bằng tài chính

Tác dụng, hạn chế của luật công bằng tài chính

Bất cứ điều Luật nào khi đặt ra cũng nhằm đảm bảo trật tự và sự công bằng. Các điều luật trong luật FFP cũng có tác dụng như vậy. Bộ luật giúp tạo dựng một môi trường cạnh tranh và công bằng cho các câu lạc bộ khi tham gia mùa giải châu Âu bằng việc giới hạn số tiền một câu lạc bộ chi tiêu khi bị vượt quá doanh thu. Chính cách làm này sẽ hỗ trợ câu lạc bộ sử dụng các nguồn lực tài chính không đảm bảo để mua bán cầu thủ, tạo sự chênh lệch một cách không lành mạnh giữa câu lạc bộ với nhau. 

Bên cạnh những điểm tích cực, các điều luật trong bộ Luật FFP vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Một trong các hạn chế lớn nhất đó chính là các câu lạc bộ lớn vẫn có cơ hội tận dụng hợp đồng quảng cáo và thương mại nhằm gia tăng doanh thu. Việc này vẫn giúp họ có thể chi tiêu vượt mức nhưng không bị vi phạm luật. 

Trường hợp bị phạt bởi luật công bằng tài chính

Trên thực tế có không ít trường hợp các câu lạc bộ bị phạt bởi luật công bằng tài chính trong bóng đá. Điều này đã dấy lên khá nhiều phản ứng trái chiều về việc bộ luật này có thật sự đảm bảo sự công bằng hay khiến cho các câu lạc bộ phải lao đao. Dưới đây là những trường hợp điển hình nhất trong việc vi phạm bộ luật này và đã bị xử phạt. Cùng tìm hiểu ngay:

Manchester City

Một trong những trường hợp bị phạt điển hình nhất về luật công bằng tài chính trong bóng đá là trường hợp của câu lạc bộ Manchester City. Vậy tại sao Man City bị phạt bởi luật công bằng tài chính trong bóng đá?

Một số tài liệu ghi nhận câu lạc bộ Man City đã bị xử phạt do vi phạm các quy định quản lý tài chính đối với câu lạc bộ. Chính hoạt động này đã tạo ra các hậu quả nghiêm trọng với câu lạc bộ với những hình thức phạt vô cùng nghiêm khắc được đưa ra bởi UEFA.

Một số tài liệu ghi nhận rằng, UEFA đã mở cuộc điều tra câu lạc bộ Manchester City về việc vi phạm các điều Luật công bằng tài chính vì không tuân thủ một số quy định trong việc giới hạn chi tiêu doanh thu.

Bộ luật FFP quy định các câu lạc bộ không được phép chi tiêu vượt mức nhất định so với số doanh thu hợp lệ mà họ đã thu được từ các hoạt động kinh doanh tại một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, câu lạc bộ Manchester City bị cáo buộc đã vi phạm các quy định tài chính rất nhiều lần trong toàn bộ 9 mùa giải của Premier League. Tờ báo Đức Der Spiegel công bố những vi phạm của Man xanh như mập mờ tiền tài trợ cho câu lạc bộ, bí mật tăng lương cho huấn luyện viên Roberto Mancini mà không trình bày trong báo cáo tài chính.  

Trường hợp bị phạt bởi luật công bằng tài chính
Trường hợp bị phạt bởi luật công bằng tài chính

Sau rất nhiều cáo buộc, UEFA đã mở một cuộc điều tra trong suốt 4 năm và áp dụng một số quy định trừng phạt cụ thể với câu lạc bộ Manchester City. Trong đó hình phạt của câu lạc bộ bao gồm:

  • Phạt số tiền lên tới 48.8 triệu bảng Anh, trong số đó bao gồm 16.3 triệu bảng và có thể được thi hành hoãn nếu câu lạc bộ đáp ứng được đủ các điều kiện liên quan tới tài chính 
  • Quy định giới hạn cho chi tiêu chuyển nhượng cho mùa giải tiếp theo là 48.8 triệu bảng
  • Quy định cấm tăng quỹ lương cho mùa giải tiếp theo
  • Quy định giới hạn đăng ký với số lượng 21 cầu thủ thi đấu cho Champions League, số lượng này đã giảm đi 4 cầu thủ so với bình thường. 

Án phạt theo luật của UEFA đã gây ảnh hưởng một cách tiêu cực tới việc thu hút nhà đầu tư, quảng cáo cùng nguồn tài trợ từ các công ty doanh nghiệp lớn trên thế giới, tạo sự ảnh hưởng lớn tới nguồn tài chính của câu lạc bộ này trong tương lai. Các câu lạc bộ gặp khó khăn lớn trong quá trình chuyển nhượng nên gặp khó khăn trong việc nắm bắt được những cầu thủ xuất sắc. Đặc biệt hơn, số lượng đăng ký cầu thủ chỉ rơi ở con số 21. Chính việc này tạo ra sự suy giảm đội hình. 

Everton

Vào tối ngày 17/11, trang chủ Premier League đã đưa ra thông báo về việc câu lạc bộ Everton bị trừ tới 10 điểm do có sai phạm với luật FFP tại mùa giải 2021-2022. 

Theo cáo buộc, các vấn đề của Everton chủ yếu liên quan tới việc xử lý kế toán. Nói một cách cụ thể hơn là đội bóng chủ sân Goodison Park đã vi phạm vào các quy tắc liên quan tới tính bền vững cùng lợi nhuận, được gọi tắt là PSR. 

Tuy nhiên, Everton tuyên bố không có sự cung cấp thông tin thiếu minh bạch cho giải đấu Ngoại hạng Anh. Các bằng chứng đã được đưa ra nhằm chứng minh cho việc họ không có ý định cố ý hay vi phạm vào FFP. 

Có lẽ Everton sẽ phải nhận hình phạt nhưng sẽ ảnh hưởng lớn tới cục diện của FA trong quá trình thiết lập công bằng cho toàn bộ giải đấu. Trong trường hợp xấu nhất, có lẽ họ sẽ bị buộc phải xuống hạng. 

Trường hợp bị phạt bởi luật công bằng tài chính
Trường hợp bị phạt bởi luật công bằng tài chính

Trường hợp lách luật công bằng tài chính

Khi cả hai đội bóng tiềm lực của Ngoại hạng Anh lao đao vì FFP, Chelsea lại chẳng lo sợ bị “sờ gáy” mặc dù đã chi trả số tài khoản khổng lồ để mua tới 14 cầu thủ trong mùa giải 2022-2023 bởi những lý do cụ thể như sau:

  • Quy định hiện tại của Premier League đã cho phép Chelsea có thể lỗ tối đa 35 triệu bảng đối với mỗi mùa (tương đương với số tiền lên tới 40 triệu USD) bởi lý do các đội có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực về doanh thu dưới sự tác động của đại dịch Covid-19
  • Chelsea đã bắt đầu mùa giải với tổng số nợ bằng 0 do đổi chủ mùa trước. Chelsea hoàn toàn có khả năng xóa toàn bộ tổng nợ họ sở hữu trong gần 20 năm dưới thời tỷ phú Nga. Chính yếu tố này đã hỗ trợ đội bóng có lợi thế lớn trong khi chi tiêu.
  • Chelsea đã từng bán rất nhiều cầu thủ nổi trội như Emerson, Timo Werner. Chính yếu tố này hỗ trợ cân bằng sổ sách bởi câu lạc bộ sẽ lấy nguồn thu này dành cho việc chi tiêu với thế hệ tân binh.
  • Thay vì tính gộp tổng chi phí ban đầu, câu lạc bộ đã hạch toán khoản chi phí của từng tân binh trong nhiều năm. Khi chia nhỏ ra, mặc dù số tiền chi tiêu lớn nhưng chi phí hạch toán có trong sổ sách sẽ không quá cao.
  • Doanh thu của câu lạc bộ Chelsea đã tăng lên vượt con số 577 triệu USD trong màu giải trước. Lý do cho việc doanh thu tăng vọt là vì các đối tác truyền thông đã dần quay trở lại sân bóng Stamford Bridge, hỗ trợ câu lạc bộ quảng bá ngay sau đại dịch Covid 19. 

Lời kết

Bài viết trên đây của Bongdalu123 đã tổng hợp toàn bộ thông tin về bộ luật công bằng tài chính, những trường hợp vi phạm và lách luật để người đọc có thể nắm được. Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy được sự quan trọng của bộ luật trong việc cân bằng quản lý tài chính của đa số các câu lạc bộ trong mùa giải châu Âu. Mặc dù còn sở hữu nhiều lỗ hổng nhưng đây vẫn là một cách quản lý câu lạc bộ hiệu quả.