Trong lĩnh vực bóng đá, bất cứ cầu thủ nào cũng cần rèn luyện kỹ thuật để phát huy tốt nhất trên sân bóng, và phòng ngự chính là một kỹ thuật vô cùng quan trọng ai cũng cần nằm lòng. Vậy phòng ngự là gì? Làm thế nào để tổ chức phòng ngự hiệu quả nhất? Hãy cùng Bongdalu123 khám phá câu trả lời trong bài viết bên dưới. 

Phòng ngự là gì?

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe thấy từ phòng ngự, tuy nhiên khi đặt từ này trong lĩnh vực bóng đá thì có lẽ đây là một khái niệm khá mơ hồ. Vậy phòng ngự là gì?

Phòng ngự là gì?
Phòng ngự là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt, “phòng ngự” có nghĩa là phòng chống và đánh trả, nhằm đẩy lùi mọi cuộc tấn công của đội đối phương. Cụm từ “phòng ngự” trong chiến lược quân sự là một loại tác chiến cơ bản dựa trên hệ thống trận địa để đánh bại đối phương, giữ vững khu vực mình và tạo điều kiện cho đơn vị chuyển sang thế phản công. 

Cũng tương tự như vậy, “phòng thủ” trong lĩnh vực bóng đá cũng là ngăn cản đối phương, nhưng lại là ngăn cản đội đối phương ghi bàn. Hàng phòng ngự trong đội bóng có nhiệm vụ truy cản các thành viên của đội bạn, đồng thời chặn bóng và không cho đội đối thủ di chuyển bóng gần khung thành của hàng phòng ngự nhằm tạo ra cơ hội ghi bàn. 

Hàng phòng ngự của đội bóng luôn có vị trí gần khung thành của đội mình. Một số cầu thủ trong đội phòng ngự nếu có khả năng di chuyển nhanh có thể di chuyển từ phía khung thành đội mình sang phía đối phương nhằm trực tiếp ghi bàn. 

Các yếu tố trong hàng phòng ngự là gì?

Trong một hàng phòng ngự, các chức năng thường sẽ được phân chia cho các vị trí khác nhau. Vậy những vị trí trong hàng phòng ngự là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây:

Hậu vệ cánh ngoài

Vị trí đầu tiên trong hàng phòng ngự đó chính là những cầu thủ đảm nhận vị trí hậu vệ cánh ngoài. Đây là một vị trí sẽ đứng và chơi bóng tại hai bên cánh sân, có thể là đứng tại cả hai cánh trái và phải. 

Hậu vệ cánh ngoài thường là những cầu thủ hiếm khi di chuyển khỏi vị trí của mình để tham gia vào quá trình dẫn bóng, di chuyển bóng lên trên. Nhiệm vụ chủ yếu của họ đó chính là ngăn cản cầu thủ của đội đối phương đi bóng từ cả 2 bên cánh để ghi được các bàn thắng. 

Tùy từng loại đội hình chiến lược mà hậu vệ cánh sẽ đảm nhiệm chức năng khác nhau. Đối với đội hình 2-3-5 truyền thống, 2 hậu vệ tại vị trí cuối hàng hậu vệ sẽ được gọi là hậu vệ cánh. Đội hình này thường ít sử dụng trong các trận đấu hiện đại mà đa số các đội sử dụng đội hình 4 hậu vệ. 

Các yếu tố trong hàng phòng ngự là gì?
Các yếu tố trong hàng phòng ngự là gì?

Hậu vệ quét

Hậu vệ quét thực chất là một loại hậu vệ trung tâm, đảm nhiệm chức năng “quét” bóng khi đối phương vượt qua được hàng hậu vệ thấp nhất. Vị trí này thường tự do hơn các vị trí hậu vệ khác trên sân vì không phải kèm cặp tiền đạo đối phương.

Một hậu vệ quét được xem là người tạo ra những bàn thắng phản công. Chính vì vậy, vị trí này cần phải sở hữu khả năng khống chế và chuyền bóng tốt hơn cả một trung vệ. 

Sơ đồ bóng đá sở hữu 3 hoặc 5 hậu vệ thường sẽ xuất hiện vị trí hậu vệ quét của hàng phòng ngự. Nhiệm vụ của phòng ngự quét là bọc lót cho các hậu vệ để sửa lỗi cũng như ngăn cản đối phương ghi bàn. 

Hậu vệ cánh tấn công

Hậu vệ cánh tấn công còn được gọi là hậu vệ tự do. Đây được coi là một biến thể đặc biệt của hậu vệ biên vì cầu thủ này tập trung vào nhiệm vụ tấn công. 

Một hậu vệ cánh tấn công có thể thay đổi vị trí một cách linh hoạt, ví dụ như chuyển từ sơ đồ 3-5-2 dang 5-3-2. Điều này có nghĩa là 2 hậu vệ cánh tấn công tại vị trí 2 cánh có thể dâng cao hơn về phía phần sân đối thủ nhằm trở thành 2 tiền vệ cánh tấn công. Khi đội cần phòng thủ, họ sẽ rút về phía sân nhà nhằm bảo vệ khung thành. 

Trung vệ

Trung vệ hay còn được gọi là hậu vệ trung tâm. Đây là một vị trí đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn cầu thủ đội đối phương không cho ghi bàn, đồng thời đưa bóng ra khỏi khu vực cấm địa. Cầu thủ này sẽ chơi tại vị trí giữa hàng hậu vệ. 

Đa số các đội bóng hiện nay có 2 trung vệ và đứng chắn trước thủ môn. Hai chiến thuật phòng thủ mà hai trung vệ sẽ đảm nhận là “phòng thủ khu vực” và “một kèm một”, theo đó mỗi cầu thủ trung vệ sẽ lãnh một cầu thủ của đội đối phương. 

Các trung vệ thường là những cầu thủ sở hữu thể chất tốt, có khả năng đánh đầu và xoạc bóng. Bên cạnh đó, trung vệ phải là người sở hữu khả năng đọc trận đấu tốt bởi đây cũng là một yêu cầu quan trọng khi đảm nhận vị trí này. 

Các sơ đồ phòng ngự trong bóng đá phổ biến

Sau khi đã giải nghĩa xong thuật ngữ phòng ngự là gì và tìm hiểu các vị trí trong hàng phòng ngự, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các sơ đồ phòng ngự phổ biến nhất ngay dưới đây nhé: 

Đội hình phòng thủ 5-4-1

Các sơ đồ phòng ngự trong bóng đá phổ biến: Đội hình phòng thủ 5-4-1
Các sơ đồ phòng ngự trong bóng đá phổ biến: Đội hình phòng thủ 5-4-1

Theo lý thuyết, sơ đồ 5-4-1 xây dựng hàng phòng ngự tốt nhất trong bóng đá. Đây là khu vực tập trung nhiều hậu vệ tại vị trí giữa sân. Hiện nay, đội hình này không còn quá phổ biến như trước nhưng đây vẫn là sơ đồ phòng ngự được đánh giá mang lại hiệu quả xuất sắc. 

Một ví dụ về một đội bóng đã nắm lấy vinh quang châu  u khi sử dụng đội hình này đó chính là đội tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp tại giải Euro 2004. Trong trận đấu, đội tuyển đã rất ưu tiên hàng phòng thủ và chủ yếu tận dụng pha phản công, phạt góc cùng đá phạt để có thể tạo ra những bàn thắng cần thiết. Bên cạnh đó, đội bóng cũng sử dụng những cầu thủ sở hữu hình thể cùng khả năng đánh đầu tốt. 

Đội hình phòng thủ 5-2-1-2

Một đội hình phòng thủ tiếp theo có thể cung cấp sức mạnh đáng gờm cho đội bóng đó chính là sơ đồ 5-2-1-2. Đây cũng là một đội hình sở hữu sức mạnh tấn công rất tốt. Sức mạnh của sơ đồ này được minh chứng bằng ví dụ của câu lạc bộ Atalanta. Bên cạnh việc ứng dụng sơ đồ tạo nên hàng phòng thủ chắc chắn, họ cũng gây ấn tượng bởi khả năng tấn công xuất sắc của mình. 

Sơ đồ phòng ngự 4-4-2

Sơ đồ phòng ngự 4-4-2 là một loại sơ đồ được ứng dụng bởi đội tuyển Argentina. Đây là một đội hình sở hữu khả năng ổn định và chắc chắn nhất trong lĩnh vực bóng đá. 

Lý do đội hình này trở thành đội hình mạnh mẽ nhất nằm ở hệ thống hậu vệ cánh cùng tiền vệ hoạt động tại cả hai cánh. Chính họ là những nhân tố giúp đảm bảo sự ổn định trong khả năng phòng thủ trong khi đội bạn phản công. 

Sơ đồ bóng đá 4-3-2-1

Trong số các loại đội hình phòng thủ của bóng đá, tồn tại một đội hình vừa có thể coi là đội hình tấn công hay phòng thủ đó chính là đội hình 4-3-2-1. 

Đội hình này thường sở hữu tính chất khá linh hoạt bởi có thiên về tấn công hay phòng thủ cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng cầu thủ cũng như ý đồ của huấn luyện viên.

Trong số những huấn luyện viên đã từng sử dụng sơ đồ phòng thủ này không thể không nhắc tới huấn luyện viên Carlo Ancelotti. Ông áp dụng chiến thuật rất nhiều lần với câu lạc bộ bóng đá AC Milan do ông dẫn dắt. Cũng với chính sơ đồ chiến thuật này, đội AC Milan đã vô địch mùa giải UEFA Champions League tới 2 lần. 

Đội hình phản công 5-2-3

Đội hình phản công 5-2-3
Đội hình phản công 5-2-3

Đội hình bóng đá 5-2-3 sở hữu số lượng cầu thủ hàng phòng ngự lên tới 5 người. Chính vì vậy, đây được coi là một sơ đồ có hàng phòng ngự vô cùng vững chắc. Đây được coi là loại sơ đồ được sử dụng nhiều nhất cho lối chơi bóng vừa phòng ngự vừa phản công. 

Đội bóng vừa sở hữu hàng tiền vệ nhanh nhẹn, vững chắc, vừa có thể đảm bảo việc kiểm soát bóng một cách tốt nhất trên sân. Lúc này, nhiệm vụ của tiền đạo chỉ cần cắm chốt tại riêng khung thành đối phương, chờ thời cơ để ghi bàn. 

Yếu tố đảm bảo chắc chắn hàng phòng ngự là gì?

Trên thực tế để đảm bảo giữ vững hàng phòng ngự sẽ cần rất nhiều điều kiện. Vậy các yếu tố giữ chắc chắn hàng phòng ngự là gì? Tất cả được liệt kê cụ thể hơn dưới đây:

Có tác dụng cản phá sút xa

Hàng phòng ngự trong bóng đá cần có tác dụng cản phá sút xa bởi trong trường hợp đối phương nằm ngoài vùng nguy hiểm, khung thành vẫn có khả năng bị thủng lưới nếu họ sút xa. Chính vì vậy, cầu thủ của hàng phòng ngự luôn phải kịp thời áp sát, giữ vững vị trí đủ gần so với đối thủ.

Có khả năng tạo áp lực

Tạo áp lực ở đây không mang ý nghĩa cả hàng phòng ngữ luôn phải đi theo kèm cặp sát đối thủ. Vì nếu như vậy thì đối thủ chỉ cần đẩy bóng và bạn sẽ rất khó để theo kịp bóng. Tốt nhất là bạn nên áp sát họ để họ không có thời gian thực hiện cú sút.

Che chắn hướng vào khung thành cùng vùng nguy hiểm tốt

Một yếu tố nữa đảm bảo giữ vững hàng phòng ngự đó chính là đảm bảo che chắn hướng vào khung thành và khu vực nguy hiểm tốt nhất.Trong trường hợp đối thủ di chuyển về phía trước, cầu thủ luôn nhớ không được để họ luồn ra sau lưng. Bên cạnh đó, bạn cũng không được để đối thủ tiếp cận với vị trí gần khung thành. 

Cách tốt nhất là giữ chân, ngăn chặn đường đồng thời chuyển hướng cách vùng cấm càng xa càng tốt để hạn chế nguy cơ ghi bàn. 

Ý thức chống phản công tốt

Khi đội bóng phát động tấn công, việc lơ là khi phòng ngự sẽ khiến cho đội bạn có thể rơi vào tình huống nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vì vậy, các cầu thủ luôn phải trong trạng thái sẵn sàng chuyển sang hàng phòng ngự và đánh chặn đồng đội nếu bị sở hữu bóng. 

Tổng kết

Bài viết trên đây của Bongdalu123 đã giải nghĩa thuật ngữ phòng ngự là gì trong bóng đá. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ bổ sung cho bạn đọc những thông tin hữu ích.