Môn bóng đá chuyên nghiệp đều sở hữu những quy định vô cùng rõ ràng về các trang thiết bị, dụng cụ, kích thước quả bóng,.. để đảm bảo một sân chơi công bằng, đúng luật. Vậy bạn đọc có tò mò quả bóng tiêu chuẩn FIFA nặng bao nhiêu không? Hãy cùng Bongdalu123 khám phá câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé.
Lịch sử hình thành quả bóng đá
Trải qua một khoảng thời gian, cấu tạo cùng các chi tiết của quả bóng đá đã có sự thay đổi một cách đáng kể. Từ thời trung cổ, quả bóng được chế tạo từ da động vật, bên trong đổ đầy nút chai. Cũng có một số phương pháp sản xuất bóng đá khác như cho bàng quang động vật vào bên trong quả bóng để dễ dàng thổi bóng. Tuy nhiên, 2 cách gia công này khá thô sơ và khiến cho bóng dễ bị đâm thủng, không có độ bền cao khi bị sút mạnh.
Mãi cho tới thế kỷ 19, quả bóng đá mới được nâng cấp, trở thành hình dạng giống như trái bóng hiện tại. Vào năm 1863, các thông số kỹ thuật liên quan tới quả bóng đá được Hiệp hội bóng đá quy định lần đầu tiên. Và tới năm 1872, một vài chi tiết, cấu tạo của quả bóng đá đã được sửa đổi, tuy vậy vẫn được dựa trên quy định của Hiệp hội Bóng đá Quốc tế.
Cấu tạo quả bóng đá tiêu chuẩn FIFA
Theo quy định tiêu chuẩn của FIFA, cấu tạo của một quả bóng đá sử dụng để thi đấu bao gồm những phần cụ thể như sau:
Lớp vỏ bóng
Lớp vỏ bóng là lớp ngoài cùng của quả bóng, lớp này thường được gia công bằng các chất liệu khác nhau cụ thể như sau:
Chất polyurethane: Đây là một chất liệu chuyên được dùng để chế tạo sơn (phổ biến nhất là sơn PU). Đây là một chất liệu cứng cáp, bền, tạo cảm giác giống da thật và sở hữu khả năng chống bào mòn hiệu quả cùng chống thấm nước tốt. Lớp bên ngoài vỏ khá bóng bẩy và có thể bảo vệ cấu tạo bên trong.
Chất liệu tổng hợp: Chất liệu tổng hợp có cấu tạo từ các sợi tổng hợp. Đặc điểm của chất liệu này là bóng mềm, đem lại cảm giác bóng tốt khi thi đấu nhưng lại có khả năng chịu nước, độ bền kém hơn so với polyurethane.
Chất liệu PVC: Những quả bóng đá sử dụng chất liệu này đều sở hữu độ bền vượt trội hơn hẳn so với hai chất liệu bên trên. Tuy vậy, chất liệu này thường không mềm, không có độ đằm bóng bằng hai chất liệu trên.
Lớp ô vải đệm
Lớp ô vải đệm là lớp bọc lót bên ngoài bóng, ngay dưới lớp vỏ. Thông thường, những quả bóng được sử dụng để thi đấu chuyên nghiệp thường sở hữu khoảng 32 ô đệm. Một vài loại khác có khoảng 18-26 ô đệm.
Các loại bóng có 32 ô đệm là loại phổ biến nhất và được sử dụng vô cùng phổ biến trong các giải đấu chuyên nghiệp. Các ô này bao gồm 20 hình lục giác cùng 12 hình ngũ giác. Tất cả được ráp lại với nhau bằng chỉ hoặc băng keo. Các loại bóng có chất lượng cao sẽ được khâu lại bằng Polyester hoặc các sợi khác. Còn đối với những loại bóng có chi phí thấp hơn sẽ được dán bằng băng keo.
Lớp vải lót
Lớp vải lót là bộ phận tiếp theo trong cấu tạo quả bóng đá. Đối với lớp vải này, độ dày của vải sẽ đóng góp vai trò khá quan trọng, nhiều lớp lót sẽ được đặt bên trong nhằm cung cấp độ nặng cho quả bóng và có chức năng điều khiển bóng. Một quả bóng đá tiêu chuẩn FIFA thường bao gồm 4 hay nhiều lớp lót. Còn đối với những loại bóng giá thành thấp hơn sẽ có ít lớp lót hơn.
Phần ruột trong
Phần ruột trong là lớp trong cùng của quả bóng đá. Đây là lớp có chức năng chứa khí để bóng được căng phồng, đồng thời điều chỉnh được dòng khí bên trong.
Thông thường sẽ có 2 chất liệu được dùng để chế tạo bộ phận ruột bóng đó lả:
- Nhựa mủ: Đây là một chất liệu tới từ thiên nhiên, đem lại cảm giác bóng tốt và mềm. Tuy nhiên chất liệu này không giữ khí được tốt nên khí có thể bị xì ra ngoài
- Chất liệu bylia: Đây là một loại chất liệu hóa học có thành phần chứa 70%-80% là cao su nên tạo ra ruột bóng có độ bền cao và khả năng giữ khí tốt
- Chất liệu silicone: Chất liệu này được sử dụng để chế tạo ra các van giữ khí trong ruột bóng. Đây là chất liệu được sử dụng khá phổ biến và được biết tới với độ bền cao.
Quả bóng tiêu chuẩn FIFA nặng bao nhiêu?
Trong nền bóng đá hiện đại, hình dạng, kích thước, thành phần cùng trọng lượng của một quả bóng được quy định cụ thể trong Điều 2 Luật bóng đá. Các điều luật này được ban hành bởi Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB). Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn bổ sung đã được quy định bởi FIFA cùng cơ quan quản lý cấp dưới thuộc phạm vi giải đấu họ nhận quản lý.
Theo quy định của FIFA, quả bóng được sử dụng trong khi thi đấu là những trái bóng sở hữu chu vi từ 68-70 cm hay 27-28 inch. Vậy quả bóng tiêu chuẩn FIFA nặng bao nhiêu.
Thông thường, trọng lượng của quả bóng đá tiêu chuẩn FIFA rơi vào từ 410 - 450 gram (hoặc từ 14-16 oz). Bên cạnh đó, cấu tạo quả bóng đá sẽ được làm đầy với áp suất khoảng từ 600-1000g/cm2 dưới mực nước biển. Đây chính là trọng lượng của quả bóng đá tiêu chuẩn FIFA khi ở trong môi trường khô ráo. Còn khi đặt chúng tại môi trường ẩm ướt, trọng lượng sẽ gia tăng.
Các loại quả bóng đá tiêu chuẩn FIFA được sử dụng trong các trận thi đấu chuyên nghiệp là bóng số 5. Tuy nhiên đối với các giải bóng đá mang tính tự phát, không chuyên thì kích thước quả bóng có thể nhỏ đi, cụ thể là sử dụng loại bóng số 4.
Các kích thước quả bóng tiêu chuẩn FIFA nặng bao nhiêu?
Theo tiêu chuẩn FIFA, các loại bóng sẽ được chia thành các loại khác biệt theo từng kích cỡ. Vậy quả bóng tiêu chuẩn FIFA nặng bao nhiêu với các kích thước khác nhau? Tìm hiểu ngay dưới đây:
Size 1
Quả bóng size 1 là loại bóng có kích thước nhỏ nhất so với tất cả các loại bóng khác. Loại bóng này còn được gọi là bóng mini, sở hữu hình dáng giống như một khối tròn bao gồm 12 mặt đều nhau. Chu vi của bóng tương đương 46-51 cm.
Bóng size 1 là loại bóng được sử dụng cho mọi lứa tuổi. Do trọng lượng bóng khá nhẹ nên phù hợp với những cầu thủ nghiệp dư đang trong quá trình luyện tập đá bóng và cần bồi dưỡng thêm kỹ năng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng quả bóng này để rèn luyện trước khi tiếp cận với kích thước bóng lớn hơn. Loại bóng này chỉ được sử dụng trong mục đích tập luyện chứ không được sử dụng trong thi đấu.
Size 2
Loại bóng số 2 thường có chu vi khoảng 56cm và có trọng lượng 280g. Loại bóng này còn được gọi với tên khác là “Bóng Midi”. Loại bóng cỡ 2 có khối lượng khá nhẹ nên sẽ phù hợp với trẻ em ở độ tuổi từ 3-6.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn tập luyện khả năng kiểm soát bóng thì loại bóng size 2 là một lựa chọn phù hợp. Khi tập chơi quen với loại bóng này, bạn có thể chơi với các loại bóng phổ thông có kích thước lớn.
Size 3
Loại bóng số 3 sẽ có kích thước 24 inch, trọng lượng khoảng 311-340g. Đây là một loại bóng được sử dụng trong các trận đấu chính thức. Loại bóng này có kích thước tiêu chuẩn và phù hợp với mọi độ tuổi.
Loại bóng này có giá thành nhỉnh hơn so với các loại bóng phổ thông. Tuy nhiên bóng có thể tạo ra các đường bay đẹp, mang tới mức độ tin cậy cùng khả năng kiểm soát. Size bóng 3 được ghi nhận ở mức ưu việt
Size 4
Loại bóng số 4 là loại bóng có chu vi khoảng 25-26 inch, trọng lượng nặng khoảng 340-369g, khá phù hợp cho trẻ em độ tuổi 9-11 tuổi.
Bóng số 4 thường có kích thước lớn gấp 3 lần so với loại bóng truyền thống. Bóng số 4 sở hữu độ nảy thấp, phù hợp với sân chơi trong nhà hay lát gạch. Hiện nay, loại bóng này được sử dụng riêng cho bộ môn Futsal.
Size 5
Bóng số 5 có chu vi từ 27-28 inch, trọng lượng từ 397 - 453 gram. Đây là loại bóng phù hợp với trẻ em ở độ tuổi trên 12 tuổi. Đây cũng là loại bóng được sử dụng trong thi đấu FIFA chuyên nghiệp. Loại bóng này thường được bơm căng với áp suất từ 0.6-1.1theo áp suất khí quyển, và từ 8.8-16.2 psl theo mực nước biển.
Hướng dẫn cách chọn quả bóng đá tiêu chuẩn FIFA
Từ những thông tin đã cung cấp bên trên, chắc chắn bạn đọc đã nắm được quả bóng tiêu chuẩn FIFA nặng bao nhiêu. Đây cũng là tiền đề để bạn có thể lựa chọn trái bóng đá phù hợp với nhu cầu sử dụng của người chơi. Bên cạnh đó, mọi người có thể căn cứ vào những yếu tố cụ thể dưới đây để có lựa chọn phù hợp.
Địa hình
Trước khi chọn mua trái bóng đá, bạn cần xem xét địa hình chơi bóng chủ yếu ngoài trời hay trong nhà., Bởi địa hình sân, bề mặt cứng hay mềm, có cỏ hay không đều sẽ cần phải chú ý. Đối với bóng đá trong nhà, bạn nên ưu tiên sử dụng bóng số 4.
Độ tuổi
Tùy thuộc vào các độ tuổi khác nhau sẽ có những size bóng tương ứng. Đặc biệt với những cầu thủ nhỏ tuổi cần sử dụng kích cỡ bóng phù hợp nhằm tránh gây ảnh hưởng tới xương khớp, để lại chấn thương.
Chất liệu
Bên cạnh 2 yếu tố trên, bạn cũng cần chú ý tới vật liệu cấu tạo của trái bóng. Để có được cảm giác chơi bóng chuyên nghiệp, bạn nên lựa chọn các sản phẩm được gia công vỏ từ PVC hay PU để đảm bảo độ bền và dai khi chơi.
Mục đích sử dụng
Việc lựa chọn bóng phù hợp cũng căn cứ vào mục đích sử dụng của người dùng. Trong trường hợp chỉ chơi bóng để giải trí, luyện tập thì bạn nên chọn các loại bóng da vì đây là những quả bóng sở hữu độ bền khá tốt và không quá nặng.
Còn trong trường hợp sử dụng bóng cho các giải đấu chuyên nghiệp, bạn nên mua loại bóng được thiết kế phù hợp với sân cỏ tiêu chuẩn.
Lời kết
Như vậy, Bongdalu123 đã giải mã câu hỏi quả bóng tiêu chuẩn FIFA nặng bao nhiêu thông qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đọc yêu thể thao đã bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích