Bóng đá thường được mệnh danh là môn thể thao vua khi số lượng người hâm mộ và tập luyện trên thế giới vượt trội hơn so với những môn thể thao khác. Vậy tại sao bóng đá là môn thể thao vua và thu hút hàng tỉ người say mê tới vậy? Hãy cùng giải mã câu hỏi này trong bài viết dưới đây của Bongdalu123.
Lịch sử nền bóng đá thế giới
Bóng đá còn được gọi bằng tên gọi khác là túc cầu giáo. Bộ môn này được bắt nguồn từ các trò chơi sử dụng chân tồn tại từ rất nhiều thế kỷ trước. Trên khắp mọi miền thế giới từ các xóm làng nhỏ cho tới những trung tâm thương mại sầm uất, mọi người đều yêu thích bộ môn bóng đá. Bóng đá có khả năng chinh phục con tim của hàng tỉ người hâm mộ và xây dựng hệ thống cộng đồng gắn kết với nhau.
Nguồn gốc của bóng đá chính thức xuất phát từ các trò chơi sử dụng chân với thâm niên từ hàng ngàn năm trước. Theo một số tài liệu ghi nhận rằng, bóng đá chính thức xuất hiện vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 tại Anh quốc. Tuy nhiên, nguồn gốc hình thành bóng đá lại được bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc khoảng thế kỷ 2 và 3 TCN.
Ở thời điểm sơ khai, bóng đá chính là một bộ môn để rèn luyện thể lực cho các binh lính của nhà Hán. Trong bộ môn này, các binh lính sẽ tranh đấu để đoạt được quả bóng bằng da trên sân, đồng thời sút bóng vào một khu khung thành được gia công bằng chất liệu vải lụa, khoét một lỗ tròn.
Sự phát triển của bóng đá
Trải qua thời gian, nền bóng đá thế giới đã có nhiều sự thay đổi lớn. Thay đổi tiêu biểu nhất bắt đầu vào năm 1884, khi bộ luật Cambridge liên quan tới bóng đá ra đời. Bộ luật này đã được thông qua và chấp thuận tại nhiều trường đại học lớn trên thế giới như Winchester, Eton, Shrewsbury, Rugby,...
Vào năm 1863, Hiệp hội bóng đá Anh đã chính thức được thành lập và đã đưa ra những quy luật cơ bản đầu tiên đối với môn bóng đá. Những quy tắc này được xây dựng bao gồm việc chỉ sử dụng chân đá bóng trong một trận đấu, cấm không được sử dụng tay cùng một số tiêu chuẩn của sân đá bóng và các quy định khác.
Những năm tiếp theo của thời đại, bộ môn bóng đá đã bắt đầu lan rộng và được biết tới nhiều hơn. Vào năm 1904, Liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA đã chính thức được thành lập nhằm quản lý, xây dựng đồng thời phát triển nền bóng đá toàn cầu.
Theo đó, giải bóng đá vô địch thế giới World Cup cũng được hình thành và trở thành sự kiện quan trọng và hoành tráng nhất của lịch sử bóng đá. Thời điểm thế kỷ 20, những câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, nổi tiếng nhất cho tới thời điểm hiện tại như La Liga, Serie A, Ngoại hạng Anh, Champions League… đã được thành lập và phát triển vô cùng rực rỡ.
Tại sao bóng đá là môn thể thao vua?
Chúng ta có thể thấy rằng, lịch sử của nền bóng đá đã trải qua rất nhiều giai đoạn nổi bật. Ngay từ thuở ban sơ, bóng đá chỉ là một hình thức luyện tập, cải thiện sức khỏe cho binh lính nhưng ở hiện tại, bóng đá được coi là một ngành công nghiệp lớn, thu hút sự tài trợ của nhiều nhà đầu tư và sở hữu mức doanh thu kếch xù. Vậy tại sao bóng đá là môn thể thao vua? Điểm mấu chốt của môn thể thao này là gì mà thu hút người hâm mộ tới vậy? Những lý do được trình bày cụ thể hơn bên dưới đây:
Tinh thần đồng đội
Như chúng ta đã biết, bóng đá vốn là một môn thể thao đồng đội mang tính đối kháng. Vì vậy, tinh thần đồng đội, đề cao tập thể trong bóng đá luôn được tôn vinh. Một đội bóng sở hữu sức mạnh tập thể sẽ giống như một khối băng mạnh mẽ, không thể tách rời và khó có thể bị đánh bại.
Trong khi thi đấu cùng các đồng đội, mọi cầu thủ cũng sẽ trở nên kiên cường hơn. Những nhược điểm của bạn sẽ được khỏa lấp bởi những người đồng đội của mình. Bên cạnh đó giúp cầu thủ có thể phát huy các ưu điểm của mình một cách vượt trội hơn.
Tinh thần đồng đội luôn là yếu tố khiến bộ môn bóng đá trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người hâm mộ. Đặc biệt là trong quá trình bạn theo dõi một trận bóng của đội tuyển quốc gia. Đây không chỉ đơn thuần là một trận đấu mà còn là một cuộc chiến vì quốc gia, vì dân tộc.
Chiến thắng trong các trận bóng đá đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu của các cầu thủ. Đây chính là dịp để tôn vinh tinh thần đồng đội hào cường trên sân cỏ - Một trong những câu trả lời cho lý do tại sao bóng đá là môn thể thao vua.
Sự kịch tính, bất ngờ
Trong các trận bóng đá, yếu tố bất ngờ, kịch tính luôn là những yếu tố song hành với nhau. Thậm chí tới những giây phút cuối cùng, chúng ta cũng không thể đoán được kết quả của trận bóng trước khi trọng tài thổi còi kết thúc.
Một vài giây trong bóng đá cũng có thể làm nên lịch sử hoặc xoay chuyển tình thế của trận đấu. Trong rất nhiều trường hợp, có thể đội bóng mà bạn hâm mộ bị đối thủ dẫn trước, nhưng vẫn có thể gỡ hòa và giành được chiến thắng trong vài phút cuối của trận đấu. Trong bóng đá, không thể không xảy ra tình huống đội bóng mạnh nhất vẫn có khả năng bị loại.
Những đội bóng vô danh, không nổi tiếng thậm chí trở thành nhà vô địch trong một tích tắc. Những cầu thủ hàng đầu không may mắn gặp phải chấn thương, phải rời sân hay những trường hợp nặng hơn đó là phải giải nghệ. Cũng có không ít những cầu thủ dự bị kém nổi tiếng được thay thế trong sân và tỏa sáng trên sân, bất ngờ giúp cho đội nhà giành được ngôi vị vô địch.
Những yếu tố bất ngờ, kịch tính này trở thành tính “vua” của bộ môn thể thao này. Chính yếu tố ấy đẩy cảm xúc của các cầu thủ lẫn người xem bóng đá tới cung bậc cao nhất. Không có bất cứ bộ môn thể thao nào khiến người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đa dạng như bóng đá bởi những yếu tố kịch tính, bất ngờ.
Trận đấu gay cấn, khốc liệt
Một trong những đáp án dành cho câu hỏi tại sao bóng đá là môn thể thao vua đó chính là những cuộc đối đầu, cạnh tranh đầu gay cấn và khốc liệt. Một trận bóng quy tụ hai đội bóng tham dự, mỗi cầu thủ trong trận đấu ấy được xem như một chiến binh trong đội quân và đảm nhiệm một vị trí nhất định trong đội hình. Mỗi người đều sở hữu nhiệm vụ riêng và củng cố, hỗ trợ lẫn nhau để đưa đội mình lên ngôi vô địch.
Các cầu thủ cần phải hỗ trợ nhau bảo vệ khung thành, đồng thời tấn công lại đối thủ. Một đội bóng thậm chí sở hữu nhiều cầu thủ tài năng, giỏi giang tới mức nào đi chăng nữa, nếu không đoàn kết với nhau cũng có thể bị thất bại.
Huấn luyện viên ngồi trên hàng ghế cũng sẽ đảm nhận trách nhiệm như một vị tướng, có nhiệm vụ điều khiển, chỉ đạo toàn bộ đội bóng mình. Tất cả những yếu tố này tạo nên sự gay cấn, khốc liệt tới từng phút giây trong trận đấu.
Kết nối cộng đồng
Một lý do nữa trả lời cho câu hỏi tại sao bóng đá là môn thể thao vua nằm ở tính chất gắn kết cộng đồng của bộ môn này. Sự ấn tượng của bộ môn này không chỉ cuốn hút bởi những chiến binh thi đấu trên sân mà còn gây chú ý bởi những khán giả trên khán đài và cả những người hâm mộ theo dõi qua màn hình trực tiếp.
Đối với những người hâm mộ bóng đá, việc theo dõi một trận bóng, chia sẻ cảm xúc dường như sẽ có tính gắn kết cộng đồng hơn. Dường như không có bất cứ rào cản nào giữa một vị sếp và một nhân viên văn phòng khi cùng nhau theo dõi một trận bóng đá. Hay giữa những người cổ động viên của Việt Nam hay Pháp cũng sẽ không có bất cứ sự e ngại nào.
Môn bóng đá góp phần xóa đi rào cản, phân cấp tầng lớp giữa con người với con người. Có thể gia tăng sự tương tác cộng đồng giữa cộng đồng hâm mộ bóng đá.
Tinh thần thể thao
Lý do cuối cùng trả lời cho câu hỏi tại sao bóng đá là môn thể thao vua đặc sắc, nằm ở tinh thần thể thao cùng những khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ trên sân bóng.
Tinh thần thể thao thường được thể hiện thông qua cách mà mỗi cầu thủ đối xử với nhau và đối xử với đồng đội đối phương. Đó có thể là một khoảnh khắc họ tận hưởng không khí chiến thắng bằng cách trao nhau những cái ôm cùng giọt nước mắt xúc động.
Có thể nói rằng đây là một trong những giá trị vô cùng quan trọng của bóng đá trong đời sống hiện đại mà ít có môn thể thao nào có thể làm được.
Tổng kết
Qua bài viết trên đây của Bongdalu123, có lẽ bạn đọc đã phần nào hiểu được lý do tại sao bóng đá là môn thể thao vua. Hy vọng rằng với những thông tin trên, người yêu bóng đá đã có thể phân tích những khía cạnh thú vị khác của bóng đá.