Cầu lông, môn thể thao khá phổ biến trên thế giới. Đây cũng là một trong những hình thức rèn luyện sức khỏe được nhiều người yêu thích. Vậy bạn đã biết gì về lịch sử hình thành và các thông số vợt cầu lông? Cùng Bongdalu123.net tìm hiểu bài viết sau để chúng ta hiểu đúng, hiểu đủ về môn cầu lông các bạn nhé!

Giới thiệu về môn cầu lông

Nếu bạn là người có đam mê với môn cầu lông thì ít nhiều cũng đã tìm hiểu sơ qua về chúng. Vậy cầu lông là gì? Lịch sử ra đời của môn cầu lông? Nếu chưa rõ chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp khúc mắc này. 

Cầu lông là gì?

Cầu lông còn gọi là môn đánh cầu hay vũ cầu. Tên quốc tế của môn thể thao này là Badminton. Có thể nói rằng, cầu lông là bộ môn thể thao thông dụng trên thế giới. Cầu lông có thể tương thích với cả nam, nữ ở mọi lứa tuổi. 

Cầu lông là gì?
Cầu lông là gì?

Trên thực tế, mỗi một đối tượng sẽ thuộc nhóm Lever kỹ thuật khác nhau. Môn thể thao này có thể chơi ở trong nhà hoặc ngoài trời đều được. Khi chơi, quả cầu lông phải ở trên không và nếu rơi ở phần sân nào thì người chơi ở phần sân đó sẽ mất điểm. 

Muốn chơi cầu lông tốt đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật cao, sự phản xạ nhanh. Bộ môn này sử dụng vợt (Racquet) để chơi hoặc thi đấu. Khi chơi cầu lông, có thể đánh cầu đơn(có 2 vận động viên thi đấu) và đánh cầu đôi(là 2 cặp vận động viên thi đấu). 

Sân cầu thi đấu là một hình chữ nhật và được chia làm 2 phần bằng nhau bởi 1 tấm lưới ngăn ở giữa. Thường thì, các nội dung thi đấu cầu lông có thể là: đánh đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ hoặc đôi nam nữ.

Lịch sử hình thành và phát triển môn cầu lông 

Trước khi tìm hiểu về các thông số vợt cầu lông, chúng ta nên biết chút ít về lịch sử hình thành của bộ môn này. Hiểu được lịch sử, các bạn sẽ có những đánh giá chuẩn mực hơn về chúng. Trên thực tế, theo nhiều hồ sơ ghi chép lại thì môn cầu lông có lịch sử phát triển khá phức tạp. Cụ thể là:

Lịch sử phát triển của môn cầu lông
Lịch sử phát triển của môn cầu lông
  • Có một gameshow nói về 1 bộ môn thể thao dùng mái chèo gỗ và 1 trái cầu làm bằng quả bồ hòn màu đen, tròn và trên đó có gắn lông chim. Trò chơi này được ghi nhận vào thời Heian tại Nhật Bản.
  • Còn tại Ấn Độ, ở thế kỷ 18 có 1 sĩ quan quân đội Anh đóng tại Ấn Độ đã sáng tạo ra. Cụ thể, người đó đã dùng vợt (có lưới) đánh quả bóng bằng len màu vàng. Đến năm 1967, họ đã nghiên cứu và ghi lại luật chơi.
  • Vào giữa thế kỷ XI và XIV tại Châu Âu, đã có 1 bài viết mô tả chi tiết về 1 trò chơi có tên gọi là “Battledore and Shuttlecock”. Trò chơi này đã sử dụng 1 cái vợt nhỏ để đánh 1 trái cầu. Người chơi có yêu cầu là giữ trái cầu càng ở trên cao càng lâu càng tốt. Trò chơi này đã được chơi ở 1 hội trường lớn có tên gọi là Bad Bridge House ở Gloucestershire, vương quốc Anh vào những năm 1860. Tên “cầu lông” đã thay thế cho cách gọi battledore and shuttlecock bắt đầu từ thời điểm này. 
  • Đến năm 1901 đã có 1 sợi dây được thêm vào giữa của sảnh. Các quy tắc ban đầu về cầu lông đã được chuẩn hóa vào năm 1887. Sau đó, tiếp tục được sửa đổi vào các năm 1895 và 1905. Những quy tắc này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. 

Cấu tạo cơ bản của vợt cầu lông

Một trong những dụng cụ không thể thiếu để chơi bộ môn này đó là vợt cầu lông. Vậy một chiếc vợt có cấu tạo như thế nào? 

Khung vợt

Chính là phần được căng dây của vợt cầu lông. Khung vợt có cấu tạo và vai trò như sau:

Khung vợt cầu lông
Khung vợt cầu lông
  • Vợt phải có đủ độ cứng để có thể chịu được lực kéo của dây.
  • Khung vợt phải có độ cân bằng động cao.
  • Có thể đảm bảo được thời gian giữ sức căng của dây được lâu dài.
  • Chúng ít cản gió.
  • Tâm va đập phải phù hợp với cấu trúc hình học của vợt.

Cán vợt

Cán vợt chính là phần nối từ khung đến với tay cầm. Đây là phần tích trữ thế năng được sinh ra do quá trình vận động chuyển thành động năng khi có sự tiếp xúc của mặt vợt với quả cầu. Trước khi nói về các thông số vợt cầu lông thì cán vợt phải đảm bảo tiêu chí sau:

  • Phải có độ dẻo phù hợp, chúng tương ứng với từng cấp độ sử dụng.
  • Có độ đàn hồi cao để có thể tích trữ được thế năng tốt.
  • Có khả năng chống được Momen xoắn cao giúp cho vợt ít bị xoay khi mà điểm tiếp xúc của cầu không nằm trên trục dọc của vợt.

Tay cầm vợt

Đây là bộ phận mà người chơi nắm giữ vợt. Bộ phận này thường được làm từ gỗ siêu nhẹ và có bọc da. Tay cầm là một trong những vị trí mà nhà sản xuất phải điều chỉnh trọng lượng để cân bằng vị trí của vợt.

Mặt vợt cầu lông

Mặt vợt là do những dây đan liên kết tạo thành. Cơ tính của bộ phận này quyết định bởi các loại dây, hình dạng của mặt vợt và sức căng của dây. 

Tại sao cần quan tâm đến thông số vợt cầu lông

Để đánh giá 1 chiếc vợt cầu lông đạt chuẩn thì giới chuyên gia phải dựa trên rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất đó chính là thông số vợt cầu lông. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến:

Ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu

Các bạn nên biết rằng, trọng lượng của 1 cây vợt cầu lông có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thi đấu của cầu thủ. Những tác động chính của trọng lượng đến trò chơi này đó chính là: Tốc độ vung của vợt (swing speed): 

Thông số vợt cầu lông ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu
Thông số vợt cầu lông ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu
  • Nếu vợt nhẹ hơn (trọng lượng 4U) sẽ giúp làm tăng tốc độ vung vợt, giúp cho người chơi dễ dàng tạo ra được những cú đánh nhanh. Một cây vợt như vậy rất phù hợp với những người chơi theo phong cách tấn công. 
  • Còn nếu vợt nặng thì chúng mang đến sự ổn định cho người chơi. Giúp người chơi có thể kiểm soát tốt các hướng bay của cầu. 

Tránh chấn thương

Việc thiết kế vợt cầu lông phải phù hợp với từng đối tượng thi đấu. Có như vậy, người chơi mới kiểm soát tốt các hoạt động của mình. Hơn thế nữa, họ còn tránh gặp phải những chấn thương không cần thiết ở phần cổ tay. 

Phát triển và nâng cao trình độ chơi cầu lông

Vợt cầu lông là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các cầu thủ. Bất cứ một vận động viên chuyên nghiệp nào cũng đều coi trọng vấn đề này. Bởi nếu, họ muốn phát triển bản thân, nâng cao trình độ thì phải chọn được 1 “người bạn đồng hành” theo đúng nghĩa. 

Hướng dẫn cách đọc các thông số cơ bản trên vợt cầu lông

Làm thế nào để chọn được 1 cây vợt cầu lông ưng ý? Thực tế, có rất nhiều cách nhưng theo các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên dựa vào 8 tiêu chí sau:

Thông số U - Trọng lượng vợt cầu lông

Thông số này trên vợt có ký hiệu là U. Chúng ta có thể nhìn thấy dễ dàng trên thân vợt. Đây chính là thông số về trọng lượng. Nói một cách dễ hiểu thì thông số U càng lớn thì trọng lượng của chúng càng nhẹ. Cách lựa chọn như sau:

Thông số U
Thông số U
  • Thông số 2U (90-94 gam): Đây là thông số thường được dùng cho các vận động viên chuyên nghiệp vì họ có lực cổ tay khỏe.
  • Thông số vợt cầu lông 3U (85-89 gam): Cũng dành cho các vận động viên chuyên nghiệp và cả phong trào khi họ có lực cổ tay khỏe.
  • Thông số 4U (80-84 gam): Dành cho các vận động viên phong trào với những người có lực cổ tay trung bình.
  • Thông số 5U (dưới 80 gam): Dành cho những vận động viên phong trào, hoặc những người mới chơi có lực cổ tay yếu.

Thông số G – Chu vi cán vợt cầu lông

Đây là thông số về kích thước của chu vi cán vợt. Nếu G càng lớn thì chu vi của cán vợt sẽ càng nhỏ. 

  • Với những người có bàn tay to thì nên chọn thông số G2.
  • Những người có bàn tay nhỏ và vừa thì chọn G3. 
  • Còn nếu bạn muốn cầm vợt gọn trong lòng bàn tay thì chọn G4, G5. 

Điểm Swing

Đây là đơn vị đo trọng lượng xoay hay trọng lượng vung của vợt. Chúng sẽ giúp chúng ta biết được vợt cầu lông nào có cảm giác nặng tay hay nhẹ tay. Cụ thể, con số này càng cao thì trọng lượng vung của vợt càng cao. Cách nhận định thông số này như sau:

  • Nếu trọng lượng tĩnh của vợt mà càng nặng thì trọng lượng xoay của vợt cao và ngược lại. 
  • Nếu cây vợt càng dài thì trọng lượng xoay càng cao. Còn cây vợt càng ngắn thì trọng lượng xoay lại càng thấp.
  • Nếu điểm cân bằng của vợt mà càng cao thì trọng lượng xoay càng cao, và ngược lại. 

LBS – Sức căng của vợt

LBS chính là thông số vợt cầu lông nói về sức căng của vợt. Dựa vào số liệu này chúng ta có thể biết được vợt này có thể chịu được sức căng là bao nhiêu. Chúng ta sẽ dựa vào số đo LBS để có thể quy đổi ra số Kg. Một số cách chọn thông số vợt cầu lông LBS mà các bạn có thể tham khảo là:

Sức căng của vợt
Sức căng của vợt
  • Với các vận động viên chuyên nghiệp thường sẽ chọn 28-32 LBS tương đương là 12-14 kg.
  • Với các vận động viên phong trào sẽ chọn ở mức 22-24 LBS, tương đương với 10-11 kg.
  • Nếu bạn mới chơi hoặc có những người có lực cổ tay yếu thì chỉ nên chọn 19-21 LBS sẽ rơi vào khoảng 8-9 kg.

Chiều dài vợt cầu lông

Thông số này có ký hiệu là long hoặc longsize. Có nghĩa là chỉ về độ dài tổng thể của vợt. Thường thì chiều dài của vợt cầu lông sẽ giao động từ 665mm đến 672mm. Tiêu chí lựa chọn cầu sẽ dựa vào hình thức thi đấu hoặc sở thích của mỗi người. Ví dụ như:

  • Nếu người chơi đánh đơn và muốn đón được những pha cầu cao 1 cách dễ dàng thì có thể chọn vợt có chiều dài khoảng 675mm. 
  • Còn nếu người chơi đánh đôi, thích sự nhanh nhẹn thì nên chọn vợt có chiều dài <675mm.

Balance Point – Điểm cân bằng của vợt cầu lông

Đây cũng là 1 thông số vợt cầu lông rất quan trọng để người chơi chọn được cho mình 1 phong cách phù hợp. Cụ thể, chúng ta sẽ có 3 điểm cân bằng khác nhau đó là: vợt nhẹ đầu, vợt nặng đầu, vợt cân bằng.

  • Nếu vợt có ký hiệu là BP<285mm chính là vợt nhẹ đầu. 
  • Nếu BP từ 285-295mm đây là vợt cân bằng.
  • Còn BP>295mm thì đây là vợt nặng đầu.

Độ dẻo cán vợt cầu lông

Độ cứng hay dẻo của vợt đều được ghi trên thân vợt. Nếu độ cứng càng lớn thì trục vợt càng linh hoạt. Cụ thể các thông số đó là: Vợt cứng là 8.0, cứng vừa phải là 8.5, vợt hơi cứng là 9,0 và vợt mềm là 9.5.

Các dạng mặt vợt

Đối với mặt vợt cầu lông, chúng ta sẽ có 2 sự lựa chọn là hình gần vuông và hình bầu dục. Sự khác nhau giữa 2 loại mặt vợt này là SWEET SPOT, SWEET SPOT. Được hiểu là vùng lưới ở giữa mặt vợt. Cầu chỉ được đánh hoàn hảo nếu chúng va chạm vào vùng sweet spot. 

Các dạng mặt vợt cầu lông
Các dạng mặt vợt cầu lông
    • Đối với mặt vợt hình vuông thì sweet spot sẽ lớn hơn. Do đó xác suất đánh trúng cầu sẽ lớn hơn. 
  • Còn vợt có mặt hình bầu dục thì sweet spot sẽ nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu cầu rơi trúng sweet spot thì đây sẽ là một cú đánh vô cùng chất lượng. 

Cách chăm sóc và bảo quản để giữ cho thông số vợt luôn ổn định.

Một trong những nhiệm vụ của người chơi cầu lông đó là chăm sóc và bảo quản vợt thật tốt. Công việc cụ thể đó là:

Làm sạch và bảo quản vợt cầu lông 

  • Thường xuyên vệ sinh vợt cầu lông bằng khăn khô, mềm hoặc dùng chổi mềm, cọ mềm để vệ sinh. Đảm bảo được điều này thì các thông số vợt cầu lông mới không bị sai lệch. 
  • Cần phải treo vợt lên khi không sử dụng đến.
  • Không được để những vật nặng, nhọn, sắc đè lên vợt
  • Không để vợt tiếp tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao
  • Cần phải kiểm tra gen vợt, khung vợt một cách thường xuyên

Thay dây vợt thường xuyên

Đối với dây quấn vợt chúng ta phải thay định kỳ. Bởi đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với tay nên chúng sẽ thấm hút mồ hôi và dẫn đến ẩm mốc nên rất dễ bị bung. Đây cũng là nơi sản sinh ra vi khuẩn, vi trùng có hại cho da tay. Tốt nhất chúng ta nên thay định kỳ 2 – 3 tháng/1 lần. 

Dây vợt phải kiểm tra thường xuyên và không được căng dây vượt mức quy định. Bởi trên mỗi 1 cây vợt sẽ có những quy định rất cụ thể về thông số và chúng sẽ có sai số trong quá trình sử dụng. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về các thông số vợt cầu lông mà người chơi nào cũng cần phải nắm được. Hy vọng, anh em sẽ nắm chắc kiến thức này để có thể chọn được cho mình 1 cây vợt ưng  ý.