Hiện nay, các loại hình võ thuật trên thế giới rất đa dạng bao gồm nhiều môn võ khác nhau như Wushu, Aikido, Karatedo, Taekwondo, Muay Thái, Quyền Anh,…Trong đó, Wushu là môn võ có sự phát triển mạnh mẽ và được tổ chức trong nhiều giải đấu chuyên nghiệp trên thế giới. Các bài quyền, các động tác biểu diễn của võ Wushu luôn khiến nhiều người thích thú, ngưỡng mộ. Vậy võ Wushu là gì? Có những trường phái nào? Bài viết dưới đây của Bongdalu123 sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về môn võ thuật đỉnh cao này.

Giới thiệu chung về võ Wushu

Wushu là môn võ thuật có bề dày lịch sử lâu đời và mang lại nhiều thành tích cho thể thao Việt Nam. Tuy nhiên không phải cũng nắm rõ những thông tin về môn võ này. 

Võ Wushu là gì?

Wushu là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc có sự kết hợp của các bài quyền võ thuật và yếu tố biểu diễn. Các bài quyền của Wushu cực kỳ đẹp mắt và độc đáo do được tổng hợp từ nhiều môn phái võ cổ truyền nổi tiếng của Trung Quốc như Thiếu Lâm, Vịnh Xuân Quyền, Thái Cực Quyền,…

Tại các võ đường của Trung Quốc, Wushu là môn võ thuật được giảng dạy phổ biến với tính chất thể thao. Bộ môn này còn được xem là tinh hoa của võ thuật Trung Quốc và được nhiều người ưa chuộng.

Wushu là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc
Wushu là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc

Võ Wushu bắt nguồn từ đâu?

Wushu là môn võ có nguồn gốc từ Trung Quốc với lịch sử phát triển hơn 4000 năm. Môn võ này bắt đầu hình thành từ các hình thức chiến đấu truyền thống của người Trung Quốc. Đây còn là môn võ dùng để huấn luyện trong quân đội và tự vệ cá nhân. Trải qua nhiều thế kỷ, võ Wushu đã có sự tiến hóa và sự phát triển mạnh mẽ. 

Năm 1949, Liên đoàn Wushu Trung Quốc được thành lập với chức năng quản lý và phát triển Wushu. Năm 1990, võ Wushu được chính thức công nhận trên thế giới bởi sự thành lập của Liên đoàn Wushu quốc tế. Hiện nay, Wushu là môn võ thuật được giảng dạy và thi đấu phổ biến trên toàn thế giới ở nhiều sự kiện thể thao lớn.

Một số trường phái Wushu nổi bật

Wushu có hai trường phái nổi bật dưới đây:

Wushu Sanshou

Wushu Sanshou còn được biết đến với tên gọi là võ thuật tán thủ. Trường phái này thiên về sức mạnh, đòn đánh với tốc độc nhanh mạnh với khả năng sát thương lớn. Khả năng sát thương của võ thuật tán thủ ngang với các môn võ thuật như kick-boxing, Muay Thái. Bởi vậy trong Wushu Sanshou có những quy định riêng để hạn chế tổn thương như không đánh vào khớp, gáy của đối phương. Ngoài ra, các giải thi đấu ở cấp độ thấp, VĐV cần có trang phục bảo hộ để tránh bị chấn thương. 

Wushu Sanshou thiên về sức mạnh và đòn đánh
Wushu Sanshou thiên về sức mạnh và đòn đánh

Wushu Taolu

Trường phái khác của võ Wushu đó là Wushu Taolu hay còn được gọi là võ thuật biểu diễn. Trường phái này không sử binh khí mà thiên về quyền pháp tay và độ mềm dẻo. Wushu Taolu thường gắn liền với các nữ vận động viên. Những đường côn chắc khỏe cùng những động tác thể hình tinh tế, uyển chuyển như nhào lộn, đứng tấn, nhảy quét,… kết hợp với trang phục đẹp mắt, khiến cho võ thuật Wushu Taolu hiện lên như màn trình diễn diễn nghệ thuật.

Wushu Taolu cũng đòi hỏi các vận động viên phải có sự cẩn thận và các kỹ năng chuyên nghiệp để hạn chế tối đa các tai nạn có thể xảy ra.

Wushu Taolu thiên về nghệ thuật biểu diễn
Wushu Taolu thiên về nghệ thuật biểu diễn

Sự hình thành và phát triển của võ Wushu tại Việt Nam

Là môn võ thuật có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Wushu cũng du nhập vào Việt Nam khá sớm:

Võ Wushu du nhập vào Việt Nam từ khi nào?

Wushu xuất có mặt chính thức ở Việt Nam từ hơn 30 năm nay. Người đầu tiên đưa bộ môn này vào Việt Nam là ông Hoàng Vĩnh Giang. Năm 1989, ông Giang đã mang từ Nga về Việt Nam 7 bài ghi trong băng video. Năm 1990, ông tập hợp một vài người có tâm huyết với bộ môn võ thuật này và lập nên ban nghiên cứu Wushu. 

Cũng trong năm 1990, Việt Nam có 5 VĐV Wushu lần đầu đi thi đấu ASIAD 11 tại Bắc Kinh. Mặc dù thua trận nhưng đội tuyển Wushu Việt Nam vẫn được đánh giá cao trong tương lai. 

Tháng 6/1992, các vận động viên Việt Nam đã được các chuyên gia Trung Quốc sang giải dạy, tập huấn. Sau kỳ huấn luyện này, đội tuyển Wushu Việt Nam đã xuất sắc mang về 23 huy chương bạc và đồng.

Từ năm 1993 đến nay, các võ sĩ Việt Nam tham gia nhiều sàn thi đấu quốc tế và đạt được nhiều giải thưởng lớn, mang vinh quang về cho nước nhà.

Những thành tích nổi bật của Wushu Việt Nam trên đấu trường khu vực và quốc tế

Trong hơn 30 năm qua, Wushu là môn võ thuật mang lại nhiều thành tích cao cho thể thao Việt Nam và khẳng định được vị thế hàng đầu trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhiều vận động viên xuất sắc như Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Tiến Đạt, Đàm Thanh Xuân,… đã giành được những giải thưởng lớn và được bạn bè quốc tế biết đến. Điều này cho thấy sự phát triển lớn mạnh của Wushu Việt Nam trên đấu trường thế giới. 

Các lứa vận động viên hiện tại cũng không luôn tỏa sáng và không thua kém gì các đàn anh, đàn chị. Điển hình như nữ võ sĩ Dương Thúy Vi đã xuất sắc giành huy chương vàng tại ĐH Thể Thao thế giới 2022 tổ chức tại Mỹ. Ở SEA Games 31, Dương Thúy Vi cũng giành 2 HCV ở nội dung thương thuật nữ và kiếm thuật. 

Ngoài Dương Thúy Vi thì Phạm Quốc Khánh, Đặng Tiểu Bình, Nông Văn Hữu cũng là những gương mặt xuất sắc tại SEA Games 31. Toàn đội Wushu Việt Nam đã dành một nửa số HCV của môn này tại Đại hội thể thao. Đây là những thành tích đáng ngưỡng mộ của Wushu Việt Nam. Trong tương lai Wushu Việt Nam chắc chắn còn tỏa sáng hơn nữa.

Wushu Việt Nam có nhiều thành tích nổi bật trên đấu trường quốc tế
Wushu Việt Nam có nhiều thành tích nổi bật trên đấu trường quốc tế

 Võ phục và đai võ Wushu

Võ phục và đai võ Wushu cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy Wushu có quy định như thế nào về võ phục và đai võ?

Quy định về võ phục trong Wushu

Trong Wushu võ phục gồm hai phần chính là áo và quần. Trong đó áo thường được làm từ chất liệu vải nhẹ và thoáng. Màu sắc của võ phục thường mang đặc trưng của mỗi cấp độ, trường phái khác nhau. Thông thường các võ sư và các võ sinh sẽ có màu sắc võ phục khác nhau. Võ sinh mới cũng có màu sắc võ phục khác với võ sinh có cấp độ cao hơn. Trong các buổi biểu diễn Wushu, võ phục được sử dụng thường là những bộ quần áo có màu sắc sặc sỡ để gây ấn tượng với người xem.

Có thể nói, quy định về võ phục trong Wushu có sự khác nhau phụ thuộc vào nội dung thi đấu, biểu diển.

Hệ thống đai võ Wushu

Wushu không có hệ thống đai võ như các môn võ khác. Trong Wushu, việc phân loại đánh giá cấp độ dựa vào các tiêu chí kỹ thuật, độ linh hoạt, sức mạnh, điểm số,…Các tiêu chí đánh giá có thể khác nhau tùy theo tổ chức Wushu hoặc tùy theo quốc gia cụ thể.

Wushu không sử dụng hệ thống đai võ
Wushu không sử dụng hệ thống đai võ

Võ Wushu gồm có những loại nào?

Võ Wushu gồm có 2 loại phổ biến. Mỗi loại lại có kỹ thuật và tư duy khác nhau:

Diễn quyền (Taolu)

Diễn quyền nổi bật với việc thực hiện các động tác như suất (ném), thích (đâm), kích (đánh), dịch (đá). Diễn quyền bao gồm các loại dưới đây:

  • Quyền thuật: Đây là bài quyền tay không với các bài như Bát cực quyền, Thái cực quyền, Thiếu lâm quyền, Hình ý quyền,…
  • Quyền binh khí: Gồm có binh khí ngắn như dao găm, đao kiếm; binh khí dài như côn, thương; binh khí đôi như đao, kiếm, thương, roi; đại đâo nhuyễn binh khí.
  • Đối luyện: Là hình thức giao đấu giữa hai người hoặc nhiều người bằng tay không hoặc sử dụng binh khí.
  • Diễn quyền tập thể gồm có nhiều người

Giao đấu

Đây là hình thức giao đấu giữa 2 người dựa vào những luật lệ đã được quy định. Trong đó, Tán đả dùng các đòn thế của cương phái, Thôi thủ dùng các đòn thế của nhu phái; Giao đấu bẳng gậy là hình thức của Đoản binh.

Giao đấu giữa 2 người trong wushu
Giao đấu giữa 2 người trong wushu

Các nghi lễ cơ bản trong Wushu

Mỗi môn võ đều có các nghi lễ trước khi võ sĩ ra luyện tập hoặc thi đấu. Đối với môn võ Wushu, các lễ nghi cơ bản có các phương thức dưới đây:

Đồ thủ lễ

Đồ thủ lễ là cách các võ sĩ chào tay không, gồm các hình thức chào sau:

Bao quyền lễ: Tư thế chào đứng thẳng 2 chân bằng nhau trong đó tay phải nắm thành quyền, tay trái mở trưởng. 

Chú mục lễ (nhìn thẳng): Hai chân đứng thẳng, lưng thẳng, nhìn người nhận lễ với ánh mắt chân thành. Người nhận lễ đáp lại bằng cách hơi cúi đầu.

Trì khí giới lễ

Trì khí giới lễ được thực hiện khi thi đấu hoặc luyện tập, bao gồm: Ôm đào chào, cầm côn chào, cầm kiếm chào, cầm thương chào.

Đệ khí giới lễ

Khi trao khí giới cho đồng môn, các võ sĩ Wushu sẽ thực hiện đệ khí giới lễ gồm: Đệ đao lễ, đệ kiếm lễ, đệ thương lễ, đệ côn lễ

Những lợi ích bât ngờ khi học võ Wushu

Không chỉ là môn võ thuật để biểu diễn thi đấu giành các giải thưởng lớn, học võ Wushu còn mang lại nhiều lợi ích cho người học.

Tăng cường sức khỏe, thể lực

Wushu là môn thể thao có nhiều hoạt động phức tạp như nhào lộn, nhảy, đánh, đá,…Do đó việc tập luyện thường xuyên sẽ nâng cao sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai, chân tay linh hoạt, thân thể khỏe mạnh. 

Cải thiện sự tập trung và khả năng thích nghi

Để thực hiện những động tác, chuyển động cơ thể của trong võ wushu đòi hỏi phải có sự tập trung. Điều này càng cần thiết trong thi đấu để không phải nhận đòn của đối thủ. Người tập cũng cần luôn thích nghi để vượt qua khó khăn, thử thách. Do đó môn võ này giúp rèn luyện khả năng tập trung và thích nghi rất tốt.

Giúp giảm căng thẳng và stress

Tập võ wushu giúp các nhóm cơ tứ chi vận động. Chính vì thế môn võ này rất tốt để giải trí giúp giảm căng thẳng, stress.

Phát triển tư duy chiến thuật

Khi học võ wushu, võ sinh có sự nhận thức về không gian và chuyển động của đối phương. Bộ môn này kết hợp quyền, đấm, đá và binh khí. Thông qua các bài tập, người học sẽ cải thiện được tư duy chiến thuật.

Học võ Wushu mang lại nhiều lợi ích
Học võ Wushu mang lại nhiều lợi ích

Một số giải đấu Wushu chuyên nghiệp

Wushu được tổ chức ở nhiều giải đấu chuyên nghiệp trong khu vực, châu lục và quốc tế như:

Giải vô địch Wushu Thế giới (World Wushu Championships)

Đây là giải vô địch thể thao quốc tế được tổ chức hai năm một lần bởi Liên đoàn Wushu quốc tế (IWUF).

Giải vô địch Wushu châu Á (Asian Wushu Championships)

Giải vô địch Wushu cấp châu lục này diễn ra 4 năm 1 lần do Liên đoàn wushu Châu Á (WFA) tổ chức dành cho 37 quốc gia thành viên.

Giải vô địch Wushu Châu Âu (European Wushu Championships

Giải đấu này được Liên đoàn Wushu Châu Âu tổ chức cho các quốc gia thành viên.

Giải vô địch Wushu Đông Nam Á (Southeast Asian Wushu Championships)

Đây là giải đấu wushu trong Đại hội thể thao Đông Nam Á tổ chức 2 năm 1 lần cho 11 nước trong khu vực. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin bổ ích về môn võ Wushu – một trong những môn võ thuật đỉnh cao của Trung Quốc. Hy vọng với những kiến thức được cung cấp bạn sẽ yêu thích môn võ này và tăng cường học tập để rèn luyện, phát triển bản thân.